Góp ý dự luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi)

N.M (t/h)-Thứ năm, ngày 02/06/2022 20:59 GMT+7

VTV.vn - Từ 2/6 đến 4/6, tại Bà Rịa - Vũng Tàu, đại diện chính quyền các tỉnh, thành phía Nam và các chuyên gia tham dự Hội thảo góp ý dự thảo luật.

Hội thảo do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Quỹ Dân số LHQ phối hợp tổ chức.

Các đại biểu cùng chia sẻ suy nghĩ, đóng góp ý kiến về dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) nhằm đảm bảo các nội dung sửa đổi phản ánh đầy đủ kinh nghiệm thực tiễn của các cơ quan này trong giải quyết bạo lực gia đình và bạo lực đối với phụ nữ.

Góp ý dự luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) - Ảnh 1.

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thuỷ phát biểu khai mạc Hội nghị. Ảnh: Huỳnh Ngọc Sơn-TTXVN

Hiện nay, dự thảo Luật sửa đổi đang được Quốc hội xem xét tại kỳ họp đang diễn ra và dự kiến sẽ được thông qua vào tháng 10 năm nay.

Dự thảo Luật sửa đổi được soạn thảo dựa trên cách tiếp cận quyền con người, kết hợp các bài học, kinh nghiệm và khuyến nghị quốc tế nhằm tăng cường hiệu lực của các thể chế nhà nước, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các chính sách và chương trình can thiệp nhằm ngăn ngừa và ứng phó hiệu quả với bạo lực gia đình ở Việt Nam.

Theo số liệu thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trong giai đoạn 2009 - 2021, tổng số vụ bạo lực gia đình tại các địa phương trên cả nước là 324.641 vụ. Số vụ bạo lực gia đình giảm dần qua các năm 2009 là 53.206 vụ, năm 2015 giảm xuống còn 19.274 vụ, năm 2021 gần 5.000 vụ.

Nghiên cứu quốc gia do Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc hỗ trợ về bạo lực đối với phụ nữ ở Việt Nam năm 2019 cho thấy có rất ít thay đổi về tình trạng bạo lực đối với phụ nữ sau 10 năm, kể từ nghiên cứu đầu tiên vào năm 2010.

Đặc biệt, 62,9% phụ nữ ở Việt Nam từng trải qua ít nhất một hình thức bạo lực trong cuộc đời, bao gồm bạo lực về thể chất, kinh tế, tình cảm và tình dục cũng như các hành vi kiểm soát.

Ngoài ra, 90,4% nạn nhân bị bạo lực không tìm kiếm bất kỳ sự trợ giúp nào từ chính quyền, trong khi một nửa trong số họ chưa bao giờ nói với ai về vấn đề bạo lực.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước