Trong 18 thủ tục hành chính được đơn giản hóa, có 2 thủ tục thuộc lĩnh vực đường bộ. Cụ thể là: Thủ tục đổi, cấp lại chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ cho người điều khiển xe máy chuyên dùng giảm 0,5 ngày làm việc so với quy định (giảm 16,67% thời gian); thủ tục cấp lại giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe đủ điều kiện hoạt động giảm 1 ngày làm việc so với quy định (giảm 10%) thời gian.
Lĩnh vực đường thủy nội địa thực hiện đơn giản hóa 13 thủ tục hành chính. Trong đó, thủ tục phê duyệt quy trình vận hành, khai thác bến phà, bến khách ngang sông sử dụng phà một lưỡi chở hành khách và ô tô giảm 0,5 ngày làm việc so với quy định (giảm 2,5% thời gian); thủ tục cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa giảm 1 ngày làm việc so với quy định (giảm 10% thời gian); thủ tục dự học, thi, kiểm tra để được cấp chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn giảm 1 ngày làm việc so với quy định (giảm 20% thời gian)...
Ngoài ra, lĩnh vực xây dựng thực hiện đơn giản hóa 2 thủ tục hành chính. Lĩnh vực đăng kiểm thực hiện đơn giản hóa 1 thủ tục hành chính.
Báo cáo của Văn phòng Chính phủ cho thấy, trong 8 tháng năm 2022, số lượng văn bản điện tử gửi, nhận trên Trục liên thông văn bản quốc gia là trên 3,56 triệu văn bản.
Tính đến nay đã có hơn 14,2 triệu văn bản điện tử gửi, nhận trên Trục liên thông, trung bình có khoảng 550.000 văn bản/tháng. Theo số liệu cung cấp của các bộ, ngành, địa phương, 98% đơn vị đã thực hiện gửi, nhận văn bản điện tử 4 cấp hành chính.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!