Bộ Y tế cho biết đến nay hơn 7,26 triệu người mắc COVID-19 tại Việt Nam đã khỏi bệnh; Hiện có hơn 3.600 bệnh nhân nặng đang điều trị.
5 tỉnh, thành nào có số mắc COVID-19 cao nhất?
Ngày 30/3, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 85.765 ca mắc COVID-19 mới, giảm 2.619 ca so với ngày trước đó tại 62 tỉnh, thành phố, trong đó có 62.336 ca trong cộng đồng.
5 tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh nhiều nhất gồm: Hà Nội (8.141), Bắc Giang (3.999), Nghệ An (3.731), Phú Thọ (3.580), Đắk Lắk (3.381); ngoài ra, có 29 tỉnh, thành phố khác ghi nhận từ 1.000- 3.200 ca/ ngày.
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 97.357 ca/ngày. Giảm mạnh so với số mắc trung bình của 7 ngày trước đó.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 9.472.254 ca mắc COVID-19, đứng thứ 14/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 121/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 95.889 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 9.464.532 ca, trong đó có 7.265.714 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.466.728), TP. Hồ Chí Minh (593.661), Nghệ An (388.472), Bình Dương (375.739), Hải Dương (341.194).
Số bệnh nhân mắc COVID-19 được công bố khỏi bệnh trong ngày: 114.685 ca (cao hơn khoảng gần 30.000 ca so với số mắc mới), nâng tổng số ca được điều trị khỏi: 7.268.531 ca
Di chứng do COVID-19 để lại tình trạng mệt mỏi chiếm hơn 80%
Thông tin tại Hội nghị khoa học điều trị chứng hậu COVID-19 bằng phương pháp kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại lần đầu tiên được Hội Đông Y Việt Nam tổ chức ngày 30/3, GS.TS Nguyễn Văn Kính, Phó Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam, nguyên Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TW, trong số 203 di chứng do COVID-19 để lại thì tình trạng mệt mỏi chiếm hơn 80%, tiếp đến là xơ phổi 61%, hơn 50% số trường hợp gặp vấn đề về trí nhớ, 51% bị đột quỵ, 45% mất ngủ và 33% tổn thương thận cấp...
Theo chuyên gia, tình trạng hậu COVID-19 thường xuất hiện sau 3 tháng kể từ ngày khởi phát triệu chứng và tồn tại kéo dài ít nhất 2 tháng và không thể lý giải bằng các chẩn đoán khác.
Triệu chứng gồm mệt mỏi, khó thở, rối loạn nhận thức và một vài triệu chứng khác ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Các triệu chứng có thể xuất hiện sau khi COVID-19 đã hồi phục hoặc tồn tại từ giai đoạn ban đầu. Đáng chú ý, các triệu chứng sẽ nặng hơn sau khi các hoạt động thể lực.
Ảnh hưởng của hậu COVID-19 tác động lên tất cả các cơ quan hô hấp, huyết học, tim mạch, thần kinh, nội tiết, tiêu hoá, da liễu (rụng tóc), hội chứng viêm đa hệ thống... thay đổi giọng nói, đau cơ, mất vị giác, có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày...
Theo trang mạng worldometer.info, trong vòng 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 1,5 triệu ca mắc COVID-19 và trên 3.662 ca tử vong. Tổng số ca mắc từ đầu dịch tới nay đã là 486,6 triệu ca, trong đó trên 6,16 triệu ca tử vong.
Ba quốc gia có số ca mắc trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Hàn Quốc (424.528 ca), Đức (267.367 ca) và Pháp (169.024 ca).
Ba quốc gia có số ca tử vong trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Hàn Quốc (432 ca), Nga (352 ca) và Đức (305 ca).
Tính từ đầu đại dịch, Mỹ là quốc gia có tổng số ca mắc nhiều nhất thế giới với trên 81,7 triệu ca mắc COVID-19 và trên 1 triệu ca tử vong. Tiếp đó là Ấn Độ với trên 43 triệu ca mắc và trên 521.000 ca tử vong. Đứng thứ ba là Brazil với trên 29,9 triệu ca mắc và trên 659.000 ca tử vong.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!