Hiệu quả của đường lánh nạn khu vực đèo dốc

Nguyễn Thương, Chí Hiếu-Thứ bảy, ngày 17/06/2023 11:45 GMT+7

VTV.vn - Hệ thống đường lánh nạn trên các cung đường đèo dốc khá hiệu quả trong việc làm giảm tai nạn, giảm thiệt hại về người và phương tiện khi lưu thông qua những vị trí này.

Đường đèo dốc dễ gây ra tình trạng mất phanh, hỏng hóc đột xuất do phương tiện phải hoạt động cường độ cao. Khi đó, những hốc cứu nạn trở thành cứu cánh.

Hiệu quả của đường lánh nạn khu vực đèo dốc - Ảnh 1.

Trên tuyến QL6 đi các tỉnh Tây Bắc, một chiếc xe bị mất phanh khi đang leo dốc cao và lái xe đã chọn sườn núi để làm điểm tựa dừng lại. Lái xe cho biết, đi đường đèo dốc thì không thể biết trước được hỏng hóc. Khi đó, những hỗ trợ an toàn được đặt trên đường như hộ lan, đường lánh nạn là rất cần thiết.

Hiệu quả của đường lánh nạn khu vực đèo dốc - Ảnh 2.
Hiệu quả của đường lánh nạn khu vực đèo dốc - Ảnh 3.
Hiệu quả của đường lánh nạn khu vực đèo dốc - Ảnh 4.

Trên tuyến QL6 qua các tỉnh Tây Bắc, trong tổng số hơn 350 km chiều dài thì một nửa là đèo dốc quanh co, độ dốc cao và dài. Hệ thống đường cứu nạn hiện đã có nhưng còn ít so với chiều dài của đèo dốc ở đây.

Trong 3 năm đưa vào khai thác hệ thống đường lánh nạn trên QL6, hơn 60 vụ việc đã được ghi nhận, giúp tránh được thiệt hại cả về người và tài sản.

Hiệu quả của đường lánh nạn khu vực đèo dốc - Ảnh 5.
Hiệu quả của đường lánh nạn khu vực đèo dốc - Ảnh 6.
Hiệu quả của đường lánh nạn khu vực đèo dốc - Ảnh 7.

Theo cơ quan quản lý đường bộ, mỗi vị trí đường lánh nạn hiện có mức đầu tư trung bình khoảng 5 tỷ đồng nhưng hiệu quả mang lại rất lớn.

Hệ thống đường cứu nạn hiện đã được bố trí ở hầu hết các cung đường đèo dốc trên cả nước. Trên thực tế, không chỉ cần thêm nhiều hơn mà còn cần được đầu tư cả hạng mục cứu hộ sau khi đã cứu nạn an toàn.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước