Mũ rơm - "Căn hầm di động" thuở cắp sách tới trường thời đạn bom

Hải Yến-Thứ năm, ngày 23/07/2020 14:58 GMT+7

VTV.vn - Trong thời kỳ Mỹ gây chiến tranh phá hoại miền Bắc, hành trang đến trường của học sinh lúc bấy giờ ngoài sách vở còn có thuốc men và chiếc mũ rơm tránh bom đạn.

"Chúng tôi đến lớp hằng ngày

Mũ rơm tôi đội, túi đầy thuốc men.

"Hành trang khi ấy của chúng tôi chính là chiếc mũ rơm" - Nhà thơ Trần Đăng Khoa nói.

Mũ rơm - Căn hầm di động thuở cắp sách tới trường thời đạn bom - Ảnh 1.

Những năm 60 của thế kỷ trước, miền Bắc liên tiếp chịu những trận bom của địch. Người lớn thì đào làm hào, làm hầm. Trẻ con không quên nhiệm vụ học tập. Mũ rơm được ví là "căn hầm" thứ hai của những cô cậu học trò. Không chỉ dùng để tránh mưa, tránh nắng, đặc biệt hơn, mũ rơm còn dùng để tránh những mảnh bom, đạn.

Nhà thơ Trần Đăng Khoa chia sẻ: "Có những trận bom ném gần bên lớp học, chúng tôi cũng an toàn nhờ chiếc mũ rơm đó. Nó chính là căn hầm thứ hai, căn hầm di động của trẻ con".

Hồi ấy cứ nghe thấy tiếng báo động, đang học là trẻ con đội ngay mũ rơm lên đầu rồi theo sự hướng dẫn của cô giáo vào hầm trú ẩn. Chiếc mũ giúp tránh được bom, đạn nhưng lại được làm bằng rơm, phơi khô và được bện chặt lại. Người lớn thì làm mũ rơm to, còn trẻ con thì làm mũ rơm nhỏ.

Ngoài mũ rơm còn có nùn rơm, đeo sau lưng giống như cái khiên. Chiến tranh đã lấy đi tuổi thơ bình yên của họ nhưng chính chiếc mũ rơm đã bảo vệ một thế hệ kiên cường.

Những người lính trở về sau chiến tranh Những người lính trở về sau chiến tranh

VTV.vn - Với người lính trở về sau chiến tranh, những ngày khó khăn, gian khổ, hiểm nguy rình rập đã sát cánh cùng đồng đội khiến họ không bao giờ quên.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước