Hôm nay (23/2), đoàn tàu thứ 3 của tuyến Nhổn - ga Hà Nội về đến Hà Nội

Lan Anh (Ban Thời sự)-Thứ ba, ngày 23/02/2021 10:32 GMT+7

VTV.vn - Tại đây, hàng trăm công nhân, kỹ sư vẫn miệt mài lao động, cả ngày lẫn đêm, nỗ lực hoàn thành công việc đúng tiến độ.

Dự kiến ngày 23/2, đoàn tàu thứ 3 của tuyến đường sắt Nhổn - ga Hà Nội sẽ về đến Hà Nội. Đây là một công trình trọng điểm quốc gia. Trong đó, ga ngầm S9 đang thi công, là ga ngầm đầu tiên được thi công tại thủ đô và là công trình thứ 2 trên cả nước, sau metro Bến Thành - Suối Tiên, ở TP Hồ Chí Minh.

Phải được vào bên trong khu vực thi công đại công trình trọng điểm này của thành phố mới thấy hết được không khí làm việc khẩn trương, tất bật của các anh chị em kỹ sư, chuyên gia, và công nhân ở đây.

Hôm nay (23/2), đoàn tàu thứ 3 của tuyến Nhổn - ga Hà Nội về đến Hà Nội - Ảnh 1.

Việc lắp đặt máy đào hầm được đơn vị thi công tiến hành ngay sau khi các bộ phận của máy đào hầm được chuyển từ cảng Hải Phòng về ga ngầm S9 vào tháng 10/2020. Ảnh: HNM

Đây là khu vực thi công nhà ga S9 ở Kim Mã, khi hoàn thành, đây sẽ là điểm ga ngầm đầu tiên của tuyến đường sắt Nhổn - ga Hà Nội. Đây cũng là nơi tiếp nhận và lắp ráp con robot đào hầm TBM sử dụng công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới hiện nay.

Hôm nay (23/2), đoàn tàu thứ 3 của tuyến Nhổn - ga Hà Nội về đến Hà Nội - Ảnh 2.

Từ ga S9 đến ga S12 - Ga Hà Nội ở cuối đường Trần Hưng Đạo có tổng chiều dài khoảng 4km (trong đó có 80% đi dưới lòng đất). Ảnh: HNM

Đây là chiếc TBM thứ 2 ở Việt Nam và là chiếc đầu tiên ở Hà Nội, thiết kế riêng cho địa chất đô thị ở thủ đô. Bộ phận được đưa xuống dưới hầm nhà ga S9 thực chất chỉ là phần đuôi của cả một cỗ máy đào dài tới hơn 100m và nặng khoảng 850 tấn.

Hôm nay (23/2), đoàn tàu thứ 3 của tuyến Nhổn - ga Hà Nội về đến Hà Nội - Ảnh 3.

Một bộ phận của máy đào hầm chuẩn bị được vận chuyển xuống ga ngầm S9.

Người có thể nói là tiên phong tại Việt Nam đảm nhận vai trò chỉ đạo, giám sát lắp đặt và thi công đào hầm metro là kỹ sư Vũ Thế Mạnh. Robot đào hầm khổng lồ và rất nhiều bộ phận nên nguyên việc vận chuyển và lắp ráp cũng đã tốn rất nhiều thời gian.

Đây có thể coi là một công trường "không ngủ", vì luôn có các kỹ sư, công nhân làm việc cả ngày lẫn đêm. Tất cả đều nỗ lực để có thể hoàn thành công việc đúng tiến độ.

Trước dự án metro Hà Nội, anh Mạnh cũng đã từng chỉ huy đào hầm tuyến Metro số 1 tại TP Hồ Chí Minh, dự án đầu tiên ở Việt Nam có sử dụng công nghệ này.

Có thể thấy, mạng lưới đường sắt đô thị của thủ đô đang dần được hình thành. Sau khi hoàn thành, đường sắt đô thị với công nghệ hiện đại, tiên tiến sẽ mang lại những trải nghiệm thoải mái và an toàn cho người dân thủ đô.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước