Người dân ở ngoài ổ dịch về quê ăn Tết bình thường

Khánh Nguyễn (t/h)-Thứ sáu, ngày 05/02/2021 09:07 GMT+7

Người dân về quê ăn Tết cần tuân thủ nghiêm quy định phòng chống COVID-19. Ảnh minh hoa.

VTV.vn - Đây là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên trước nhu cầu về quê ăn Tết rất lớn của người dân trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đã diễn biến phức tạp.

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh, người từ ổ dịch ở địa phương này đi đến địa phương khác buộc phải khai báo y tế, sàng lọc và theo dõi sức khỏe; còn lại những địa điểm khác được về quê bình thường.

Chia sẻ trên tờ VnExpress, ông Tuyên giải thích, ổ dịch (vùng dịch, điểm dịch) có thể là một cụm dân cư, khu chung cư, ngõ phố, khu phố, thôn, bản, xã hoặc rộng hơn là thành phố. Những nơi đã được chính quyền địa phương quyết định phong tỏa mới được coi là ổ dịch.

Cụ thể, TP Chí Linh (tỉnh Hải Dương); sân bay Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh); 11 khu vực ở Hà Nội như ngõ 86 phố Duy Tân (phường Dịch Vọng Hậu), thôn Bạch Trữ (xã Tiến Thắng, huyện Mê Linh)... được coi là các ổ dịch bởi đang bị phong tỏa. Những nơi khác ngoài các địa điểm này mà không có ca bệnh, thì không được coi là ổ dịch.

Ngoài ra, trong các ổ dịch, cơ quan chức năng sẽ phân loại các F1 (phải cách ly tập trung); F2 (cách ly tại nhà); F3, F4 và các trường hợp khác có được ra ngoài khu vực phong tỏa hay không sẽ do chính quyền địa phương quyết định.

"Những người từ các ổ dịch, khi về quê hoặc di chuyển đến địa phương khác, buộc phải khai báo y tế và theo dõi sức khỏe tại nhà. Còn những người không nằm trong các ổ dịch thì vẫn được di chuyến đến địa phương khác hoặc về quê, sinh hoạt bình thường và đảm bảo các biện pháp cần thiết như rửa tay, sát khuẩn, đeo khẩu trang, hạn chế tụ tập đông người", Thứ trưởng Tuyên nói.

Vì Chính phủ đã giao các địa phương quyết định việc khoanh vùng, cách ly, nên trong quá trình người dân khai báo y tế, cơ quan y tế sẽ sàng lọc để xem xét áp dụng biện pháp cách ly phù hợp với những người trở về từ vùng dịch có nguy cơ cao lây nhiễm bệnh.

Ông Tuyên cũng cho biết, Bộ Y tế đang soạn thảo văn bản hướng dẫn các địa phương cách ly người từ vùng dịch, để thực hiện thống nhất, đồng bộ trong cả nước. Dự kiến sáng nay (5/2), văn bản sẽ được ban hành.

Người từ Hà Nội về đón Tết có phải cách ly y tế tập trung 21 ngày?

Theo quy định, người từ vùng dịch về các địa phương sẽ bị cách ly y tế tập trung 21 ngày. Vùng có dịch được định nghĩa là khu vực được cơ quan có thẩm quyền xác định có dịch. Hiện nay, khu vực có vùng dịch đã được phong tỏa nghiêm ngặt.

PGS Trần Đắc Phu - nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Cố vấn cấp cao Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho hay, hiện nay căn cứ vào tình hình dịch nên chưa cấm việc người dân Hà Nội không nằm trong vùng dịch đi các nơi, điều đó đồng nghĩa không phải cứ người ở Hà Nội đi về các địa phương là phải thực hiện biện pháp cách ly tế (cách ly tập trung, cách ly tại nhà) trong 21 ngày.

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, chủng virus SARS-CoV- 2 biến thể có khả năng lây nhanh hơn 70% so với chủng cũ, một số trường hợp xét nghiệm phát hiện dương tính sau 14 ngày, vì thế, để kiểm soát dịch hiệu qua hiện nay thời gian cách ly y tế được thay đổi từ 14 lên 21 ngày.

Đồng thời, trường hợp bệnh nhân F0 được cách ly điều trị tai các cơ sở y tế. Tất cả các trường hợp F1 (tiếp xúc gần với ca bệnh) hiện cũng đang được cách ly tập trung tại các cơ sở cách ly tập trung.

Các trường hợp F2 thực hiện cách ly tại nhà; trường hợp là F3 phải theo dõi sức khỏe dưới sự giám sát của y tế địa phương.

Tuy nhiên, chuyên gia Trần Đắc Phu lưu ý không chỉ người dân ở Hà Nội mà tất cả người dân nói chung đều phải thực hiện các biện pháp phòng bệnh. Cụ thể, không đi lại những chỗ không cần thiết, có thể di chuyển bằng phương tiện xe riêng hoặc thuê xe là tốt nhất. Nếu đi bằng các phương tiện công cộng thì phải chấp hành theo quy định của đơn vị vận chuyển (nhà xe, hãng hàng không, bến tàu…) như ngồi giãn cách, đeo khẩu trang, thường xuyên khử khuẩn…

"Người dân khi về quê ăn Tết cũng cần tuân thủ nghiêm các biện pháp phòng chống dịch như không đến chỗ không cần thiết, tránh tiếp xúc đông người, đeo khẩu trang, khử khuẩn… Lý do vì nguy cơ dịch vẫn rất lớn, chứ không chỉ nguy cơ ở các ổ dịch đã được kiểm soát", TS Phu nhấn mạnh.

Tương tự, người từ Hà Nội khi về Quảng Ninh, Hải Dương (không vào các vùng dịch) sau khi ăn Tết xong vẫn quay về Hà Nội mà không phải cách ly tế. Tuy nhiên, cần lưu ý thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch như theo dõi sức khỏe, khai báo y tế.

Để chủ động phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế gửi đến người dân

Thông điệp 5K: Khẩu trang- Khử khuẩn-Khoảng cách-Không tụ tập-Khai báo y tế

- Khẩu trang: Đeo khẩu trang theo quy định và hướng dẫn của Bộ Y tế

- Khử khuẩn: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay. Vệ sinh các bề mặt/ vật dụng thường xuyên tiếp xúc (tay nắm cửa, điện thoại, máy tính bảng, mặt bàn, ghế…). Giữ vệ sinh, lau rửa và để nhà cửa thông thoáng.

- Khoảng cách: Giữ khoảng cách khi tiếp xúc với người khác.

- Không tụ tập đông người.

- Khai báo y tế: thực hiện khai báo y tế trên App NCOVI; cài đặt ứng dụng BlueZone tại địa chỉ https://www.bluezone.gov.xn--vn-rma2251a/ được cảnh báo nguy cơ lây nhiễm Covid-19.

Khi có dấu hiệu sốt, ho, khó thở hãy gọi điện cho đường dây nóng của Bộ Y tế 19009095 hoặc đường dây nóng của y tế địa phương để được

Người đang làm việc ở Hà Nội có được về quê ăn Tết? Người đang làm việc ở Hà Nội có được về quê ăn Tết?

VTV.vn - Nhiều nơi ở Hà Nội đã trở thành vùng có dịch với các ca nhiễm COVID-19 liên quan đến ổ dịch Hải Dương và Quảng Ninh. Người đang làm việc ở Hà Nội có được về quê ăn Tết?

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước