Lực lượng y tế khử khuẩn giếng khơi cho người dân. Ảnh: TTXVN
Nước lũ ở nhiều nơi đã rút, chính quyền và người dân lại khẩn trương khắc phục hậu quả mưa lũ, nhanh chóng ổn định đời sống.
Bên cạnh việc cứu trợ giúp người dân không phải đói, rét trong những ngày này, việc xử lý vệ sinh môi trường, đặc biệt là cung cấp nguồn nước đảm bảo vệ sinh, cũng đang khó khăn với nhiều địa phương vùng lũ.
Hệ thống bơm cao áp Công ty cổ phần cấp nước Hà Tĩnh ngập trong nước. Ảnh: TTXVN
Công nhân Công ty cổ phần cấp nước Hà Tĩnh khắc phục hệ thống bơm cao áp. Ảnh: TTXVN
Cả thôn Trần Phú, xã Cẩm Duệ, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh đều chưa có nước sạch để sử dụng.
Còn với người dân vùng lũ Tân Hóa, huyện Minh Hóa, Quảng Bình, nước lũ đã vượt cả cột mốc lũ của Đài khí tượng thủy văn Trung Trung bộ. Toàn bộ bể chứa nước của người dân cũng đã bị trộn lẫn với nước lũ. Hiện xã Tân Hóa dùng nguồn nước tập trung, có xử lý Cloramin B để cấp cho người dân. Tuy nhiên, cảm quan bằng mắt thường, nước vẫn bị vàng và đục.
Quảng Bình là nơi ngập sâu nhất trong đợt mưa lũ vừa qua. Ảnh: TTXVN.
Sau lũ rút, nước sạch là nhu cầu thiết yếu với người dân. Vậy nhưng với những người dân vùng lũ, nguồn nước mà họ sử dụng cũng không biết có đảm bảo vệ sinh môi trường hay không. Những người dân tại đây đang thực sự "khát" nước sạch.
Vì vậy, việc xử lý nguồn nước đảm bảo vệ sinh môi trường cho người dân đang là việc cấp thiết được các địa phương ưu tiên để nhanh chóng ổn định đời sống người dân vùng lũ.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!