Nỗ lực bảo tồn và phát huy di sản thế giới của Việt Nam

Bích Vân, Chí Trung, Việt Anh-Thứ hai, ngày 05/09/2022 21:29 GMT+7

VTV.vn -Là thành viên tích cực, chủ động, Việt Nam có nhiều đóng góp trong việc hoàn thiện, thực thi, quảng bá Công ước của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới.

Năm nay kỷ niệm 50 năm ra đời Công ước của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới. Việt Nam chính thức tham gia Công ước này từ năm 1987, tròn 35 năm.

Công tác quản lý di sản thế giới của Việt Nam có những chuyển biến tích cực, từng bước biến di sản trở thành động lực cho sự phát triển kinh tế, xã hội. Hiện Việt Nam có 8 di sản được UNESCO ghi danh vào danh mục di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới.

Nỗ lực bảo tồn và phát huy di sản thế giới của Việt Nam - Ảnh 1.

Tràng An - Ninh Bình

Tại Tràng An, Ninh Bình, hàng ngàn lái đò làm hướng dẫn viên du lịch kiêm dọn dẹp vệ sinh khu di sản. Kể từ khi được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới năm 2014, đến nay, Tràng An luôn được đánh giá hài hòa giữa bảo tồn và phát triển. Những cuộc khai quật khảo cổ quy mô liên tiếp được tiến hành, bổ sung giá trị di sản.

Từ một địa phương bị ô nhiễm bởi khai thác xi măng, Ninh Bình 3 năm liền lọt danh sách điểm đến hấp dẫn nhất thế giới, tạo 20.000 việc làm cho người lao động, doanh thu 35.000 tỷ đồng thời điểm trước COVID-19. Du lịch có trách nhiệm được lựa chọn làm mô hình phát triển với sự tham gia của 3 trụ cột là nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng cư dân.

Nỗ lực bảo tồn và phát huy di sản thế giới của Việt Nam - Ảnh 2.

Đại nội Huế. Ảnh: VGP

Cố đô Huế thoát khỏi tình trạng "khẩn cấp" theo đánh giá của UNESCO, tồn tại bền vững trong lòng đô thị, hướng tới hình thành đô thị cố đô trong tương lai.

Hay 20 năm qua, người dân phố Hội, chủ nhân các ngôi nhà cổ tham gia bảo tồn và hưởng lợi từ di sản. Khai thác du lịch dịch vụ phố cổ Hội An chiếm hơn 70% GDP toàn thành phố.

Ngoài ra, Hoàng Thành Thăng Long, Thành Nhà Hồ, Di tích Mỹ Sơn, Phong Nha Kẻ Bàng, Vịnh Hạ Long - di sản nhất định phải đến của khách quốc tế.

Nỗ lực bảo tồn và phát huy di sản thế giới của Việt Nam - Ảnh 3.

Vịnh Hạ Long

Mỗi địa phương sở hữu di sản có bước tiến vượt bậc trong nhận thức và hành động để đảm bảo cân bằng giữa bảo tồn và phát triển. Hệ thống pháp luật về di sản văn hóa của Việt Nam được xây dựng dần tiệm cận với tinh thần của Công ước UNESCO năm 1972.

Năm 2019, giải thưởng du lịch thế giới vinh danh Việt Nam là điểm đến di sản hàng đầu thế giới và tiếp tục đề cử năm nay. Năm 2022 - lần thứ 2 Việt Nam được tín nhiệm bầu là thành viên của Ủy ban Di sản thế giới, với số phiếu cao nhất. Bên cạnh việc quảng bá văn hóa, thiên nhiên, đây còn là cơ hội để khẳng định vai trò của Việt Nam chung tay cùng cộng đồng quốc tế gìn giữ di sản thế giới.

Sáng 6/9, tại Ninh Bình, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Ninh Bình và Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam phối hợp tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Công ước UNESCO 1972 và đánh dấu 35 năm Công ước được thực thi ở Việt Nam.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước