Phát triển du lịch gắn với làng nghề

Giang Châu, Lê Phức-Thứ tư, ngày 04/01/2023 14:24 GMT+7

VTV.vn - Du lịch làng nghề là loại hình du lịch văn hoá tổng hợp đưa du khách tới tham quan, cảm nhận các giá trị văn hóa và mua sắm những hàng hóa đặc trưng.

Hiện nay, cả nước có 5.400 làng nghề, trong đó khoảng 2.000 làng nghề truyền thống với lợi thế văn hóa, lịch sử và sản phẩm nên rất thuận tiện để xây dựng các chương trình du lịch kết hợp. Du lịch làng nghề là loại hình du lịch văn hoá tổng hợp đưa du khách tới tham quan, cảm nhận các giá trị văn hóa và mua sắm những hàng hóa đặc trưng. Những năm gần đây, cùng với xu thế hội nhập và mở cửa, đây là tiền đề, cơ hội tốt để các làng nghề đi lên cùng sự phát triển của ngành du lịch.

Từ những mô hình kể về quá trình hình thành và phát triển của làng nghề cho đến những tác phẩm gốm đã bị nứt vỡ mang câu chuyện của lịch sử, tất cả được quy tụ như một bảo tàng thu nhỏ, gói gọn tinh hoa của làng nghề Bát Tràng.

Phát triển du lịch gắn với làng nghề - Ảnh 1.
Phát triển du lịch gắn với làng nghề - Ảnh 2.

Ông Nguyễn Trung Thành - Phó Chủ tịch Trung tâm Tinh hoa Làng nghề Việt - chia sẻ: "Trái tim của Trung tâm chính là không gian nghề gốm Bát Tràng xưa và nay. Đây là nơi hội tụ giá trị truyền thống của Bát Tràng 1.000 năm qua. Mỗi một gia đình, mỗi một nghệ nhân sẽ lựa chọn những sản phẩm, những hiện vật có câu chuyện, có ý nghĩa và có thể đối với họ là rất quý để đưa lên đây cùng nhau giao lưu cũng như trở thành mái nhà chung".

Được định hình là một tổ hợp về du lịch, văn hóa, Trung tâm Tinh hoa Làng nghề Việt hướng đến mô hình du lịch tương tác và trải nghiệm: chạm để tạo ra cảm xúc.

Ông Yoshima Saito - du khách đến từ Nhật Bản - bày tỏ: "Tôi vô cùng hào hứng khi được tận hưởng những giây phút vui vẻ với việc làm gốm cùng những người thân yêu của mình. Nó thật thú vị! Văn hóa làm gốm ở đây cũng tương tự như ở Nhật Bản vậy ".

Tại làng lụa Vạn Phúc cũng bắt đầu xuất hiện các khu sản xuất mở để du khách vào xem thực tế quá trình làm lụa thay vì chỉ sản xuất trong mỗi gia đình và đưa sản phẩm ra thị trường qua nhiều khâu trung gian như trước đây.

Phát triển du lịch gắn với làng nghề - Ảnh 3.
Phát triển du lịch gắn với làng nghề - Ảnh 4.

Nghệ nhân Nguyễn Thị Tâm - Hiệp hội Dệt lụa tơ tằm Vạn Phúc, Hà Nội - cho biết: "Từ khi chúng tôi gắn kết được với du lịch, chúng tôi tạo ra mô hình vừa sản xuất vừa giới thiệu sản phẩm. Khách được nhìn tận mắt, tận nơi, thấy được sự vất vả của người làm nghề. Đấy là điều khách rất thích".

Từ khi triển khai Chương trình mỗi làng một sản phẩm (OCOP), các làng nghề đã tạo ra nét riêng biệt về sản phẩm của từng vùng, miền. Có thể kể đến các địa phương năng động như: Hà Nội, Hoà Bình, Quảng Nam, Huế…

Phát triển du lịch gắn với làng nghề - Ảnh 5.
Phát triển du lịch gắn với làng nghề - Ảnh 6.

Phát triển kinh tế gắn với bảo tồn bản sắc văn hóa sẽ là tiền đề để mỗi làng nghề hướng đến, hòa chung với nhịp sống của thời đại. Chắc hẳn nhiều du khách sẽ thích thú khi đi du lịch mà lại được thưởng trà, uống cafe ngay ở những không gian đậm chất làng nghề.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước