Hiện tại, sạt lở đang diễn biến nóng tại ĐBSCL. Tại một số tỉnh như Hậu Giang, Sóc Trăng xuất hiện nhiều điểm sạt lở, sụt lún bờ sông.
Hiện trường vụ sạt lở bờ Tây sông Hậu. Ảnh: TTXVN
Riêng tại An Giang, chỉ gần 1 tháng trở lại đây đã 2 lần công bố tình huống khẩn cấp về sạt lở. Tỉnh này hiện có 56 điểm nguy cơ sạt lở bờ sông đe dọa trực tiếp hơn 5.000 hộ dân.
Theo các chuyên gia, do mực nước sông thấp, tốc độ dòng chảy nhanh dẫn đến sạt lở gia tăng ở một số nơi. Tuy nhiên, nguyên nhân lớn nhất vẫn là sông thiếu phù sa, ‘khát’ cát.
Đoạn bờ rạch Phụng An (xã An Mỹ, huyện Kế Sách) bị sạt lở vào cuối tháng 6 vừa qua. Ảnh: TTXVN
Vì thế, theo các chuyên gia, việc nước sông Mekong tại Thái Lan tăng nhanh là tín hiệu đáng mừng. Dòng nước sẽ mang theo cát, phù sa về bồi đắp cho các cánh đồng, dòng sông. Nguồn lợi thủy sản cũng xuất hiện nhiều hơn, tạo ra sinh kế cho người dân sống nghề hạ bạc vùng đầu nguồn.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!