Đây là nội dung được Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh công bố mới đây sau khi Nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng học sinh các bậc học ở TP Hồ Chí Minh. Nghiên cứu này cho thấy cần có giải pháp sớm để ngăn ngừa tình trạng gia tăng học sinh béo phì, thừa cân.
Con đang học lớp 5, nặng trên 40 kg, nhưng anh Tự ở quận 11 vẫn lo lắng tìm biện pháp tránh béo phì thừa cân cho con. Không chỉ trao đổi về dinh dưỡng với nhân viên y tế của trường, anh còn vào tận trường để cùng ăn trưa với con để tìm hiểu về chế độ dinh dưỡng cho con.
Các trường nên có không gian để cho các con có giờ ngoại khóa để có thời gian vận động nhiều hơn. Chẳng hạn như con mình đang được theo dõi và cho đi học lớp phát triển chiều cao", anh Phan Minh Xích Tự, phường 8, Quận 11, TP Hồ Chí Minh, chia sẻ.
(Ảnh minh họa - Ảnh: Dân trí)
Theo kết quả nghiên cứu năm 2022, tại 3 cấp học ở TP Hồ Chí Minh, số học sinh thừa cân béo phì tăng lên gần 2 lần so với 10 năm trước. Đáng nói, tỷ lệ học sinh béo phì, thừa cân đã tăng từ khối tiểu học.
Hiện nay tại TP Hồ Chí Minh, một số trường tận dụng không gian sân trường làm nơi tổ chức các trò chơi thể thao, tăng thời gian vận động cho học sinh. Nhiều em cũng biết tự đạp xe đến trường hoặc tham gia các hoạt động vận động ngoài giờ để phòng chống béo phì.
Theo các chuyên gia, hiện nay, môn học thể dục, thời gian học tập vận động của học sinh chỉ khoảng 90 phút/tuần là quá ít. Trong khi chương trình học quá nặng, học sinh còn đi học thêm, nên các em không còn thời gian vui chơi vận động, do đó cần giảm tải chương trình và tăng không gian, thời gian cho học sinh vận động, chơi thể thao ở trường.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!