Bên cạnh đó, nhiều người đã mang thương tật suốt đời, mất đi khả năng lao động dù đang trong độ tuổi lao động tích cực nhất (từ 25 - 40 tuổi).
Gặp tai nạn hầu hết là lao động tự do, lao động tại các cơ sở nhỏ lẻ, thủ công, không được trang bị kiến thức an toàn, bảo hộ lao động và không được hưởng bất cứ chế độ nào khi bị tai nạn trong quá trình làm việc.
Ông Nguyễn Trọng Khánh (ở quận Long Biên, Hà Nội) bị cuốn cả bàn tay phải vào máy ép gỗ chỉ trong 1 giây lơ đãng. Dù điều trị thành công, cánh tay phải của ông coi như bị phế.
Bệnh nhân TNLĐ thường là lao động phổ thông, không hiểu biết về quyền và nghĩa vụ của mình.
Còn anh Nhâm đứng sai vị trí khi máy gầu đang vận hành, gầu xúc văng vào làm gãy vụn xương cổ chân. Bác sĩ cho biết, mặc dù đã cố định được phần xương gãy nhưng rất khó để anh có thể trở lại lao động bình thường. Anh được nhận vào công trường làm theo thỏa thuận miệng với chủ thầu. Khi bị tai nạn, anh không được nhận bất kỳ một hỗ trợ nào.
Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) ngày nào cũng tiếp nhận hàng chục ca tai nạn lao động, trong đó 2/3 là ca nặng. Điều đáng nói, những bệnh nhân này thường là lao động phổ thông, không hiểu biết về quyền và nghĩa vụ của mình, không được hưởng bất kỳ một loại bảo hiểm nào.
Thực trạng thiếu kiến thức, thiếu kỹ năng và cả do chủ doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, không trang bị đầy đủ trang bị cho người lao động đã làm cho nhiều người tàn phế, thậm chí mất mạng chỉ vì 1 giây lơ đãng.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!