Nhà thầu trốn tránh, lao động "không biết, không nghe tới" bảo hiểm tai nạn lao động

Ban Thời sự-Thứ ba, ngày 02/06/2020 06:20 GMT+7

VTV.vn - Nguy cơ xảy ra tai nạn trong quá trình làm việc luôn tiềm ẩn nhưng nhiều người còn chưa có ý thức về bảo hiểm tai nạn lao động cho chính mình.

Nhiều vụ tại nạn lao động được ghi nhận trong thời gian gần đây. Mới cách đây 2 tuần, một vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại Đồng Nai làm 10 người tử vong và 14 người bị thương. Những hệ lụy từ những vụ tai nạn này là tiếng chuông báo động về việc chấp hành Luật An toàn, vệ sinh lao động.

​Thực tế cho thấy, đa phần lao động tại các công trình xây dựng chủ yếu thuộc nhóm lao động làm việc không có hợp đồng lao động, làm việc theo mùa vụ, nhận thức pháp luật còn nhiều hạn chế, không biết đến quyền lợi của mình nên khi xảy ra tai nạn lao động chịu nhiều thiệt thòi. Họ không nắm được các quy định về quyền và lợi ích về bảo hiểm xã hội mà người sử dụng lao động phải tham gia cho họ.

"Xin vào làm thôi chứ không biết, không nghe thấy bên xây dựng nói gì đến bảo hiểm tai nạn hay bảo hiểm xã hội" - anh Võ Văn Hồ, người lao động cho biết.

Nhà thầu trốn tránh, lao động không biết, không nghe tới bảo hiểm tai nạn lao động - Ảnh 1.

Hiện trường vụ sập công trình tại Đồng Nai (Ảnh: TTXVN)

Tính chất công việc của các công trình xây dựng mang tính mùa vụ, lưu động, việc ký hợp đồng lao động, tham gia bảo hiểm trong nhiều trường hợp thường bị các nhà thầu trốn tránh. Đây cũng là ngành nghề có nhiều rủi ro, nguy cơ mất an toàn lao động cao, điều kiện tiên quyết bảo vệ cho người lao động chính là phải được mua bảo hiểm tai nạn.

Theo bà Nguyễn Thị Như Ý, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Đồng Nai, cần đẩy mạnh tuyên truyền để người chủ và người lao động hiểu được rằng mình phải làm gì để quyền lợi của mình được bảo đảm và trách nhiệm của doanh nghiệp khi thuê mướn lao động. "Do đó, phải từng bước tuyên truyền, đồng thời có những phân tích, nắm bắt kịp thời để kiến nghị những chính sách dành cho người lao động, nhất là đối với khu vực lao động phi chính thức" - bà Ý cho hay.

Vất vả mưu sinh, làm việc trong điều kiện khắc nghiệt của thời tiết lẫn rủi ro tai nạn, những lao động này phải được bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Không chỉ là nâng cao nhận thức, hiểu biết về các khoản hợp đồng lao động mà còn là sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan chức năng trong việc kiểm tra nghiêm ngặt vấn đề ký kết, tham gia bảo hiểm giữa doanh nghiệp và người lao động.

Hỗ trợ công nhân khó khăn vì tai nạn lao động Hỗ trợ công nhân khó khăn vì tai nạn lao động

VTV.vn - Nhân Tháng An toàn lao động và Tháng Công nhân, chiều 8/5, Tổng LĐLĐ Việt Nam, LĐLĐ TP Hà Nội và Bộ LĐ-TB-XH đã đi thăm hỏi, tặng quà các trường hợp bị tai nạn lao động.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước