Hơn 2 năm qua, Dự án quản lý rừng bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học của Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) được triển khai tại các huyện miền núi Đông Giang, Tây Giang của tỉnh Quảng Nam.
Bằng những việc làm cụ thể, thiết thực đã giúp đồng bào dân tộc thiểu số địa phương nhanh chóng cải thiện sinh kế, giữ gìn các giá trị truyền thống và đặc biệt là tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác bảo vệ rừng bền vững.
Sinh kế dưới tán rừng trở thành mô hình kinh tế hiệu quả, mang đến thu nhập ổn định cho đồng bào miền núi. Ảnh: Báo Quảng Nam
Nhờ những già làng nhiều kinh nghiệm truyền đạt nên lớp trẻ người Cơtu rất hào hứng tham gia nghề truyền thống như đan lát, dệt thổ cẩm. Các hợp tác xã đã trưng bày, giới thiệu sản phẩm, tạo ra điểm du lịch cộng đồng, giúp thu nhập người dân tăng lên đáng kể.
Từ năm 2021 đến năm 2025, khoảng 2,8 triệu USD đã được hỗ trợ để người dân vùng cao chuyển sang nền kinh tế tăng trưởng xanh, thông qua phát triển các chuỗi giá trị sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ, đặc biệt là mây tre lá, dược liệu theo hướng bền vững, có chứng chỉ rừng, thúc đẩy trồng và sản xuất rừng gỗ lớn.
Nhiều mô hình hợp tác quản lý rừng bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học đã được triển khai hiệu qua, góp phần giúp cộng đồng nâng cao nhận thức về lợi ích từ rừng, cải thiện sinh kế bền vững để người dân yên tâm gắn bó với rừng.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!