Tích trữ nước ngọt để bảo vệ sản xuất

Đặng Công-Thứ ba, ngày 09/03/2021 19:56 GMT+7

VTV.vn - Các địa phương tại Đồng bằng sông Cửu Long đã chủ động tích trữ nước ngọt để ứng phó nếu mặn xâm nhập sâu và kéo dài.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm nay, xâm nhập mặn năm nay tại Đồng bằng sông Cửu Long sẽ không dữ dội như năm ngoái nhưng sẽ tương đương với mùa khô 2016-2017 và có nhiều diễn biến khó lường. Trước tình hình này, các địa phương trong vùng đã chủ động triển khai nhiều giải pháp phòng chống.

Bến Tre là tỉnh luôn bị mặn xâm nhập vào mỗi mùa khô. Để bảo vệ cho khoảng 28.000 ha cây ăn trái, cây giống, nhà vườn đã làm 500 ao nổi để trữ nước ngọt. Người có ít diện tích thì đào ao nhỏ, người diện tích lớn, ao trữ phải hàng ngàn m3 nước.

Tích trữ nước ngọt để bảo vệ sản xuất - Ảnh 1.

Nhiều nhà vườn đã làm 500 ao nổi để trữ nước ngọt.

Rút kinh nghiệm từ mùa khô năm 2020, nhà vườn tỉnh Tiền Giang cũng tận dụng kênh, mương hoặc đào ao nổi trữ nước. Người có điều kiện hơn thì khoan giếng ngầm. Cách làm này vừa giúp bảo vệ 13.000 ha cây sầu riêng, vừa giúp bà con không phải mua nước sinh hoạt giá cao khi vào mùa khô hạn.

Thống kê của Tổng cục thuỷ lợi, 2 tỉnh Tiền Giang và Bến Tre, có khoảng 600 ao nổi dung tích từ 500 – 2.000 m3nước ngọt. Nhà vườn ở các tỉnh khác như Trà Vinh, Long An, Sóc Trăng cũng đã tận dụng địa hình trữ nước trong ao, mương hoặc các túi nylon. Tâm thế người dân sẵn sàng ứng phó nếu mặn xâm nhập sâu và kéo dài.

Bên cạnh sự chủ động của người dân, chính quyền địa phương cũng thực hiện nhiều giải pháp phòng chống thiên tai. Hàng loạt đập thép ngăn mặn, trữ ngọt đã được đưa vào sử dụng từ đầu năm nay. Đây là rút kinh nghiệm từ đợt hạn mặn cách đây 6 năm, khi thiệt hại lên đến 7.900 tỷ đồng.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước