Tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông trên tuyến tuyến Đường sắt Bắc - Nam

Minh Đức-Thứ tư, ngày 14/10/2020 14:47 GMT+7

VTV.vn - Theo thống kê 9 tháng đầu năm 2020 đường sắt xảy ra 71 vụ tai nạn, làm chết 57 người, bị thương 16 người, trên toàn tuyến có hơn 4.172 lối đi dân tự mở.

Theo Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (ĐSVN), đơn vị được giao quản lý, khai thác, bảo trì toàn bộ hệ thống đường sắt quốc gia, gồm 15 tuyến đường sắt, qua 34 tỉnh thành, tổng chiều dài 3.143 km; 297 nhà ga và khu ga. Đồng thời, Tổng Công ty ĐSVN phải đảm bảo an toàn 652 điểm gác chắn đường ngang, 380 đường ngang cảnh báo tự động, 486 đường ngang biển báo, 4.172 lối đi dân tự mở.

Để quản lý hệ thống đó, đường sắt có 11.315 người lao động trực tiếp và gián tiếp. Thế nhưng, đến nay khó vẫn hoàn khó vì thiếu vốn đầu tư cả hạ tầng lẫn việc duy trì hoạt động.

Theo Văn phòng Ủy ban ATGT quốc gia Nguyễn Trọng Thái, 9 tháng đầu năm đường sắt xảy ra 71 vụ tai nạn, làm chết 57 người, bị thương 16 người. So với cùng kỳ năm trước giảm 50 vụ (41,32%), giảm 44 người chết (43,56%) và giảm 25 người bị thương (60,98%). Riêng tháng 9/2020, tuyến đường sắt xảy ra 5 vụ TNGT, làm chết 4 người, bị thương 1 người.

Mặc dù số vụ TNGT đường sắt vẫn đang giảm, song với hàng nghìn đường dân sinh tự mở, công thêm hạ tầng yếu kém, nếu các địa phương chủ quan thì nguy cơ gia tăng tai nạn là điều khó tránh.

Giao thông Vận tải đường sắt là một ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng của đất nước. Tuy nhiên, những năm gần đây do nguồn lực đầu tư từ ngân sách Nhà nước cho lĩnh vực đường sắt còn nhiều hạn chế; nguồn vốn duy tu, bảo dưỡng hàng năm để thực hiện công tác bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt hiện có cũng không đáp ứng được so với nhu cầu thực tế (chỉ đáp ứng được khoảng 50% so với nhu cầu) nên kết cấu hạ tầng ĐSVN hiện đang trong tình trạng yếu kém, lạc hậu, còn nhiều hầm yếu, cầu yếu chưa đồng nhất tải trọng; độ dốc cao, bán kính nhỏ, ray, tà vẹt nhiều chủng loại; trên tuyến có nhiều nút thắt về vận tải; hệ thống tín hiệu, thông tin liên lạc lạc hậu; có nhiều điểm giao cắt với đường bộ ảnh hưởng đến ATGT…

Để có định hướng đầu tư phát triển lĩnh vực đường sắt đảm bảo an toàn, hiệu quả, trên cơ sở rà soát thực trạng kết cấu hạ tầng đường sắt và Chiến lược, Quy hoạch phát triển GTVT đường sắt đến 2020, giai đoạn 2020 đến 2030 và tầm nhìn đến 2050, Bộ GTVT đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ về định hướng phát triển GTVT đường sắt, theo đó đã dự kiến: Giai đoạn đến 2021, tập trung nâng cấp, từng bước hiện đại hóa tuyến đường sắt Bắc - Nam hiện có; tiếp tục rà soát, kêu gọi đầu tư các dự án đã nghiên cứu; tập trung nghiên cứu dự án tiền khả thi đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam làm cơ sở chuẩn bị về nguồn vốn, khoa học kỹ thuật, công nghệ…

Nghịch lý đường ngang đường sắt hợp pháp không có chốt gác Nghịch lý đường ngang đường sắt hợp pháp không có chốt gác

VTV.vn - Chốt gác là một phần nhà thuê của người dân, dụng cụ phòng vệ thiết yếu phải để ngoài sân là thực tế suốt 2 năm tại đường ngang thuộc xã Tô Hiệu, Thường Tín, TP Hà Nội.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước