Để chủ động phòng chống bão số 3 ở mức cao nhất, trong sáng nay, Thành ủy Hạ Long và các ban ngành đã đi kiểm tra công tác phòng chống cơn bão số 3 tại một số điểm xung yếu, sạt lở trên địa bàn bao gồm: Đồi Đặng Bá Hát (phường Hồng Gai); Trạm biến áp 110kV Yên Cư (phường Đại Yên); khu 1B (phường Hồng Hải).
Do ảnh hưởng của mưa lớn vào đêm 29/7/2024, đoạn kè trên tuyến đường Đặng Bá Hát thuộc tổ 13, khu 1, phường Hồng Gai, đã bị sạt lở mái taluy và có nguy cơ tiếp tục sạt lở, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho người và phương tiện đi qua. Kiểm tra khu vực này, ông Vũ Quyết Tiến, Bí thư Thành ủy Hạ Long, yêu cầu UBND phường Hồng Gai, UBND phường Yết Kiêu nhanh chóng thông báo đến từng hộ dân đang sinh sống bên dưới taluy có các biện pháp chủ động phòng chống mưa bão.
Những điểm sạt lở, nguy cơ cao đang được TP Hạ Long gấp rút gia cố, vận động người dân cùng ứng phó bão đảm bảo an toàn về người.
Trong trường hợp có các tình huống khẩn cấp xảy ra, UBND các phường phải nhanh chóng huy động lực lượng để di dời người dân và tài sản ra khỏi khu vực nguy hiểm. Về phía Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố phải chỉ đạo nhà thầu thi công thực hiện ngay việc thu dọn đất đá sạt lở trước 15h chiều nay, sau đó phủ bạt cho khu vực sạt lở.
Do ảnh hưởng của mưa lớn vào đêm 29/7/2024, đoạn kè trên tuyến đường Đặng Bá Hát thuộc tổ 13, khu 1, phường Hồng Gai, đã bị sạt lở mái taluy và có nguy cơ tiếp tục sạt lở, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho người và phương tiện đi qua. Kiểm tra khu vực này, đồng chí Vũ Quyết Tiến, Bí thư Thành ủy Hạ Long, yêu cầu UBND phường Hồng Gai, UBND phường Yết Kiêu nhanh chóng thông báo đến từng hộ dân đang sinh sống bên dưới taluy có các biện pháp chủ động phòng chống mưa bão. Trong trường hợp có các tình huống khẩn cấp xảy ra, UBND các phường phải nhanh chóng huy động lực lượng để di dời người dân và tài sản ra khỏi khu vực nguy hiểm. Về phía Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố phải chỉ đạo nhà thầu thi công thực hiện ngay việc thu dọn đất đá sạt lở trước 15h chiều nay, sau đó phủ bạt cho khu vực sạt lở.
Trên địa bàn TP Hạ Long hiện có 1.531 tàu, thuyền (411 tàu du lịch đang hoạt động, 920 tàu cá và 200 tàu vận tải) hoạt động trên biển. Thành phố đã chỉ đạo Công an thành phố, Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Hòn Gai và UBND các xã, phường thông báo cho các phương tiện tàu thuyền của địa phương về diễn biến tình hình cơn bão số 3 để các chủ phương tiện nắm bắt và nhanh chóng di dời về nơi tránh trú. Tính đến 17h chiều hôm qua 5/9, toàn bộ 41 tàu cá khai thác ngoài khơi có chiều dài trên 12m đã nhận được thông tin và hiện đã vào các điểm tránh trú bão, còn các tàu có chiều dài dưới 12m khai thác vùng ven bờ đang di chuyển vào nơi tránh trú bão.
Đối với 65 cơ sở nuôi trồng thủy sản hoạt động trên biển, UBND thành phố đã chỉ đạo Phòng Kinh tế triển khai thực hiện thông báo đến các chủ cơ sở để có phương án di dời người dân trên các phương tiện thủy, các nhà bè nuôi trồng thủy sản trước 16 giờ ngày 6/9/2024 (trước khi bão đổ bộ đất liền).
Đồng thời, thành phố cũng đã thực hiện kiểm tra, rà soát các khu vực có nguy cơ ngập úng, sạt lở và các nguy cơ khác gồm 351 vị trí với 224 điểm có nguy cơ sạt lở, 107 điểm nguy cơ ngập úng và 20 vị trí nguy cơ khác (đá rơi, lũ quét…).
Điểm sạt lở tại TP Hạ Long sau cơn bão số 2 vừa qua
Giúp ngư dân chằng buộc tàu thuyền
Đặc biệt, nhằm ứng phó với cơn bão số 3, thành phố đã bố trí lực lượng tại chỗ trên địa bàn 33 xã phường là gần 1000 người và 600 người của các lực lượng hiệp đồng như: Lực lượng vũ trang, các đơn vị ngành than, đơn vị quân đội đóng trên địa bàn... theo Phương án phòng, chống thiên tai và các nội dung Hiệp đồng đã ký kết. Các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố cũng đã sẵn sàng huy động các loại vật tư và gần 100 phương tiện, máy móc, thiết bị để triển khai phương án Hiệp đồng, sẵn sàng tham gia xử lý các tình huống.
Song song với đó, thành phố cũng sẽ tiếp tục tổ chức thông tin, tuyên truyền bằng tất cả các phương tiện thông tin đại chúng xuống đến từng người dân để nắm được diễn biến của cơn bão, chủ động các biện pháp phòng, chống và trú tránh an toàn. Trong điều kiện mưa bão kéo dài, UBND các xã, phường chủ động phương châm "4 tại chỗ", lập phương án di chuyển những hộ dân đang sinh sống tại vùng có nguy cơ sạt lở, ngập lụt đề phòng lũ lụt, sạt lở đất sau hoàn lưu bão; bố trí lực lượng kiểm tra các ngầm, tràn khi có mưa lũ, đảm bảo không cho người và phương tiện qua khi có lũ.
Thành phố cũng đã chỉ đạo các đơn vị đang thi công các công trình trên địa bàn chủ động phòng chống, đảm bảo an toàn cho người và tài sản, có phương án đảm bảo an toàn đối với các cần trục tháp tại các công trình. Về phía các cơ quan tìm kiếm cứu nạn như: Công an, Biên phòng, Quân đội... bố trí lực lượng, phương tiện sẵn sàng phục vụ công tác tìm kiếm cứu nạn.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!