TP Hồ Chí Minh gỡ toàn bộ 33 địa điểm bị phong tỏa

VTV News-Thứ tư, ngày 24/02/2021 06:20 GMT+7

VTV.vn - Tầng 15, lô F chung cư Carillon ở đường Hoàng Hoa Thám, quận Tân Bình là địa điểm cuối cùng bị phong tỏa ở TP Hồ Chí Minh được gỡ cách ly vào ngày 23/2.

Toàn bộ cư dân ở đây đã có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2. Trước đó, địa điểm này thực hiện phong tỏa từ 28 Tết do ca nhiễm là nhân viên Vietnam Airlines sống ở đây.

3 F1 sống cùng nhà được đưa đi cách ly tập trung ở Bệnh viện dã chiến Củ Chi; 26 trường hợp F2 cách ly tại nhà. Như vậy, sau 14 ngày, TP Hồ Chí Minh đã gỡ bỏ toàn bộ 33 khu vực cách ly.

TP Hồ Chí Minh gỡ toàn bộ 33 địa điểm bị phong tỏa - Ảnh 1.

Thành phố 13 ngày qua không ghi nhận ca lây nhiễm trong cộng đồng. Cụm dịch 35 ca liên quan nhóm công nhân bốc xếp, giám sát hàng hóa tại sân bay Tân Sơn Nhất cũng đã được kiểm soát. Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh cũng đã đề xuất cho học sinh đi học lại từ thứ Hai tuần sau (1/3).

Nhằm đảm bảo luôn sẵn sàng ứng phó dịch với hiệu quả cao nhất, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh vừa xây dựng kế hoạch tổng thể khi dịch COVID-19 bùng phát theo 3 tình huống.

Tình huống 1: Thành phố có dưới 100 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, kèm tối đa 870 trường hợp nghi nhiễm có triệu chứng cần cách ly điều trị, tối đa 32 trường hợp bệnh nặng cần hồi sức.

Chịu trách nhiệm thu dung và tiếp nhận điều trị người bệnh xác định và nghi nhiễm trong tình huống này (cũng là tình huống hiện nay) là 4 bệnh viện: Bệnh viện Dã chiến Củ Chi (300 giường), Bệnh viện Điều trị COVID-19 Cần Giờ (600 giường), Bệnh viện Bệnh nhiệt đới (40 giường khoa Nhiễm D), Bệnh viện Nhi đồng thành phố (30 giường khoa Nhiễm). Theo đó, tổng số giường cách ly điều trị luôn sẵn sàng tại 4 bệnh viện này là 970 giường, trong đó có 37 giường đặt trong buồng áp lực âm, 32 giường hồi sức và 42 máy thở.

Tình huống 2: Thành phố có từ 100 - 200 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, kèm tối đa 1.244 trường hợp nghi nhiễm có triệu chứng cần cách ly điều trị, tối đa 86 trường hợp bệnh nặng cần hồi sức.

Chịu trách nhiệm thu dung và tiếp nhận điều trị trong tình huống này là 5 bệnh viện: ngoài 4 bệnh viện nêu trên với sự huy động tăng thêm công suất giường cách ly điều trị lên mức tối đa có thể, trong đó: Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới sẽ tăng lên mức 400 giường (toàn bệnh viện chuyển sang chuyên tiếp nhận điều trị COVID-19, ngoại trừ khoa Uốn ván) và Bệnh viện Nhi đồng Thành phố tăng lên mức 100 giường (bổ sung thêm 70 giường từ một khoa lâm sàng được chuyển đổi sang chuyên tiếp nhận COVID-19), còn có Bệnh viện Nhi đồng 2 với 44 giường từ Khoa Nhiễm của bệnh viện này. Tổng số giường cách ly điều trị luôn sẵn sàng tại 5 bệnh viện trong giai đoạn này là 1.444 giường bệnh, trong đó có 59 giường đặt trong buồng áp lực âm, 86 giường hồi sức và 86 máy thở.

Tình huống 3: Thành phố có từ 200 - 500 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, kèm tối đa 2.785 trường hợp nghi nhiễm có triệu chứng cần cách ly điều trị và tối đa 172 trường hợp bệnh nặng cần hồi sức.

Với tình huống này, bên cạnh 5 bệnh viện nêu trên, ngành y tế sẽ huy động thêm Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch và chuyển đổi công năng 464 giường bệnh của tất cả các khoa lâm sàng của bệnh viện này để chuyên tiếp nhận điều trị COVID-19. Ngoài ra, khi đã sử dụng hết cơ số giường bệnh tại các bệnh viện được phân công, sẽ tiếp tục huy động số giường cách ly tại các khu cách ly của các bệnh viện còn lại (1.350 giường). Như vậy, tổng cộng số giường có thể huy động phục vụ cho tình huống này là 3.258 giường, trong đó có 82 giường đặt trong buồng áp lực âm, 172 giường hồi sức và 192 máy thở.

Vì sao TP Hồ Chí Minh xét nghiệm lại cho chuyên gia và nhân viên y tế? Vì sao TP Hồ Chí Minh xét nghiệm lại cho chuyên gia và nhân viên y tế?

VTV.vn - Lấy mẫu xét nghiệm lại COVID-19 cho chuyên gia, nhân viên y tế ngẫu nhiên là giải pháp được đề nghị triển khai ứng phó với dịch trong tình hình mới tại TP Hồ Chí Minh.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước