Vaccine lao giúp bảo vệ trẻ khỏi lao màng não lên đến 80%

P.V-Thứ bảy, ngày 29/10/2022 16:00 GMT+7

VTV.vn - Tiêm vaccine lao cho trẻ ngay khi chào đời là biện pháp giúp bảo vệ trẻ khỏi lao màng não đến 70-80%.

Đây là thông điệp mà những chuyên gia, bác sĩ hàng đầu trong lĩnh vực y tế dự phòng và nhi khoa đã chia sẻ trong chương trình Tư vấn trực tuyến: "Vaccine phòng lao và các vaccine quan trọng cho trẻ ngay đầu đời" diễn ra vào tối ngày 28/10, giúp cộng đồng và các bậc phụ huynh đánh giá đúng mức độ nguy hiểm của bệnh lao và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhằm phòng tránh, bảo vệ sức khoẻ của trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh.

Vaccine lao giúp bảo vệ trẻ khỏi lao màng não lên đến 80% - Ảnh 1.

80% trẻ tử vong nếu mắc lao màng não

PGS.TS.BS Trần Đắc Phu, Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện Y tế công cộng Việt Nam nhấn mạnh: Hiện nay, có 3 vấn đề sức khỏe cần quan tâm bậc nhất hiện nay, đó là: lao, HIV/AIDS và sốt xuất huyết. Trong đó, lao là bệnh lây truyền qua đường hô hấp, vaccine lao đã được đưa vào tiêm chủng mở rộng rất nhiều năm. Việt Nam tiêm vaccine lao từ những năm 80 của thế kỷ trước, tuy nhiên hiện nay tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh lao đang ngày càng tăng lên. Việt Nam thuộc top 30 quốc gia có gánh nặng bệnh lao và lao kháng đa thuốc cao nhất thế giới. Hiện có khoảng 30% số người đang nhiễm lao.

Bệnh lao (Tuberculosis, TB) là bệnh truyền nhiễm do trực khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra, gồm 2 loại chính: lao tại phổi (lao phổi) và lao ngoài phổi (lao màng phổi, hạch, màng bụng, sinh dục tiết niệu, da, xương, khớp, màng não, màng tim…). 

Dù chỉ chiếm dưới 5% tổng số các ca lao, nhưng lao màng não là thể lao ngoài phổi có tiên lượng nặng, tỷ lệ tử vong cao và thường để lại di chứng nặng nề. Theo BSNT Phan Thị Thu Minh, Phó trưởng khoa Nhi, BVĐK Tâm Anh, Hà Nội: "Lao màng não ở trẻ, đặc biệt là sơ sinh có tỷ lệ tử vong lến đến 80%, nếu may mắn thoát tử vong, người bệnh có nguy cơ đối diện với các di chứng nặng nề suốt phần đời còn lại như: sa sút trí tuệ, thiếu sót vận động, mù, điếc, não úng thủy, rối loạn tâm thần, béo phì...

Hậu quả của lao màng não rất lớn, điều trị rất khó khăn, đặc biệt là trực khuẩn lao kháng kháng sinh rất dữ, khiến việc điều trị rất khó khăn. Đáng lo ngại, lao màng não là bệnh rất khó phát hiện sớm vì triệu chứng "vay mượn" ở các cơ quan, nguy cơ kháng kháng sinh lại rất cao. Do đó, việc phòng bệnh luôn tốt hơn chữa bệnh, trẻ cần được tiêm vaccine lao ngay khi chào đời để bảo vệ sức khỏe, đỡ tốn kém cho gia đình và xã hội."

Trong lao màng não, trực khuẩn lao có thể gây ra những hình thái tổn thương như gây viêm và làm tổn thương màng não, chủ yếu màng não ở khu vực nền sọ; gây viêm và làm hẹp động mạch cung cấp máu nuôi dưỡng não nên có thể gây tổn thương một vùng của não; gây rối loạn lưu thông của não thất. Do đó, muốn điều trị bệnh có kết quả tốt thì cần chẩn đoán và điều trị bệnh ở giai đoạn sớm, vì ở giai đoạn này, tổn thương ở màng não và não nhẹ có thể phục hồi chức năng tốt sau quá trình điều trị.

Trong chẩn đoán người bệnh lao màng não, bác sĩ sẽ phát hiện dấu hiệu cứng cổ, có thể có dấu hiệu tổn thương dây thần kinh sọ não, kèm theo liệt một tay, một chân hoặc nửa người. Người bệnh cũng có thể có tổn thương tủy sống dẫn đến liệt hai chân và bí tiểu. Đặc biệt, triệu chứng của lao màng não rất dễ nhầm lẫn với các bệnh viêm não - màng não khác hoặc các bệnh lý nhiễm khuẩn thông thường, nên việc chẩn đoán bệnh lao màng não hiện còn gặp nhiều khó khăn, phải dựa vào việc chọc dịch não tủy, một thủ thuật xâm lấn tuy an toàn nhưng khá đau đớn. Các xét nghiệm về vi trùng học của dịch não tủy thì không nhạy và có thể mất rất nhiều thời gian đưa đến chậm trễ trong chẩn đoán.

Mặc dù ngày nay y học đã đạt nhiều tiến bộ nhưng việc điều trị lao màng não dường như vẫn là thách thức lớn. Chậm trễ trong chẩn đoán sẽ dẫn đến chậm trễ trong điều trị và dĩ nhiên sẽ đi liền với tốn kém tiền bạc, công sức, đặc biệt là tỷ lệ tử vong và di chứng ở trẻ sẽ tăng vọt.

Trẻ cần được tiêm vaccine lao ngay khi chào đời

Bệnh lao tác động đến mọi đối tượng, kể cả trẻ em. Trẻ em ngay từ khi sinh ra cũng có thể nhiễm lao (lao sơ nhiễm), đặc biệt lao phổi, lao màng não - đây là những cơ quan rất quan trọng, nếu tổn thương rất nguy hiểm. Việc triển khai tiêm chủng vaccine lao rất cần thiết, giúp giảm triệu chứng mắc các bệnh ở trẻ em. Trẻ ngay khi chào đời cần được tiêm vaccine lao càng sớm càng tốt, trong 24h sau sinh".

Vaccine lao giúp bảo vệ trẻ khỏi lao màng não lên đến 80% - Ảnh 2.

PGS.TS.BS Trần Đắc Phu nhấn mạnh 3 vấn đề sức khỏe cần được quan tâm nhất hiện nay là bệnh lao, HIV/AIDS và sốt xuất huyết, do đó trẻ cần được tiêm vaccine lao ngay khi chào đời.

BS.CKI Bạch Thị Chính chia sẻ: Dịch COVID-19 đi qua để lại gánh nặng là trẻ đã mất đi một thời gian để tiếp cận vaccine, rất mong các phụ huynh sớm đưa các cháu quay lại tiêm chủng. Chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) Việt Nam bắt đầu từ 1981, vaccine lao là vaccine được khuyến cáo tiêm chủng đầu tiên và đang được các nước trên thế giới sử dụng hiện nay.

Trực khuẩn lao khi nhiễm vào con người, đặc thù trực khuẩn lao là trực khuẩn kháng acid nên không bị tiêu diệt, trong khi đó Việt Nam là vùng dịch tễ lưu hành bệnh lao cao. Lao là bệnh qua đường hô hấp qua đường không khí, có nghĩa là giọt nước bọt chứa trực khuẩn lao lơ lửng trong không khí, những người bệnh sẽ hít phải những mầm bệnh vào phổi, tạo thành lao sơ nhiễm, nếu không gây bệnh thì lao sẽ ở dạng tiềm ẩn.

Bệnh lao khó lây nhiễm nhưng sự tiếp xúc thường xuyên trong gia đình, những nơi điều kiện kinh tế còn khó khăn, chế độ dinh dưỡng còn thấp nếu nhiễm trực khuẩn lao trong cơ thể thì đại bào sẽ ăn trực khuẩn nhưng không tiêu diệt được, nên trực khuẩn sẽ tồn tại mãi ở trong tế bào.

Trẻ được tiêm ngừa lao sớm thì kháng thể sẽ được huy động giúp cô lập và ngăn chặn sự xâm nhập của trực khuẩn lao, nếu không được tiêm ngừa sớm thì các đại thực bào sẽ bị trực khuẩn tiêu diệt và phát tán trực khuẩn đến các bộ phận khác gây viêm màng não do lao, lao màng bụng, lao kê... Một đứa trẻ tiêm ngừa sớm sẽ giúp bảo vệ khỏi lao màng não lên 70-80%. Mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc đến năm 2030 là không còn bệnh lao, năm 2035 không có người chết vì bệnh lao, tuy nhiên điều đó rất khó, vì cần phải làm sao nâng đời sống, dinh dưỡng, hệ miễn dịch tốt hơn và có phương án để người bị bệnh được điều trị sớm nhất.

Đặc biệt, tất cả trẻ em phải được tiêm ngừa lao. Trong những năm trước, tỷ lệ tiêm chủng lao rất cao, ước tính đối với trẻ 0-1 tuổi thì tỷ lệ tiêm chủng đạt 95% hàng năm, tuy nhiên hiện nay tỷ lệ tiêm chủng ở tất cả các bệnh đang giảm báo động, dự báo tiên lượng các dịch bệnh cũ có thể quay lại, do đó, trẻ cần được tiêm ngừa lao sớm nhất để trẻ được bảo vệ khỏi 70-80% nguy cơ lao màng não.

Theo BS Bạch Thị Chính, vaccine lao BCG được khuyến cáo chỉ định tiêm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trong vòng một tháng đến một năm sau sinh và trẻ cân nặng trên 2kg. Tại Hệ thống tiêm chủng VNVC, những trẻ sinh ra có đủ sức khỏe, phát triển ổn định, không nằm trong chế độ chăm sóc đặc biệt được chỉ định tiêm phòng lao càng sớm càng tốt, trong vòng một tháng đầu sau sinh. Vaccine lao có hiệu quả cao trong việc phòng ngừa chủng lao nguy hiểm, trong đó có lao màng não.

Vaccine lao giúp bảo vệ trẻ khỏi lao màng não lên đến 80% - Ảnh 3.

Gánh nặng bệnh tật của lao rất lớn, do đó trẻ cần được tiêm chủng phòng bệnh sớm để trọn vẹn trong giai đoạn đầu đời và ngay cả khi trưởng thành.

Với thắc mắc "tiêm vaccine lao mưng mủ mới hiệu quả, không mưng mủ, không để lại sẹo thì vaccine không hiệu quả?" BS.CKI Bạch Thị Chính cho biết, cũng như các loại vaccine khác, trẻ tiêm lao cũng có thể gặp các phản ứng sau tiêm, đặc thù của vaccine lao mưng mủ sau tiêm, đây là phản ứng lành tính và bình thường. Những trẻ có sức khỏe bình thường khi tiêm vaccine lao thì hiệu quả đáp ứng miễn dịch vẫn sẽ đảm bảo dù có mưng mủ hay không mưng mủ, vì vậy, các phụ huynh không cần quá lo lắng vì vaccine vẫn có hiệu quả, trẻ được bảo vệ lên tới 70-80%.

Một số trường hợp khác, trẻ có thể bị viêm hạch, sưng hạch quanh cổ hoặc vùng sau tai sau khi tiêm vaccine phòng lao từ 3 đến 5 tuần và các hạch phản ứng này sẽ tự biến mất trong khoảng 1 tháng sau đó. Nếu hạch mềm, vỡ hoặc dọa vỡ thì bạn có thể đưa trẻ đến trạm y tế, cơ sở y tế để được xử trí thoát mủ, rửa sạch và chăm sóc vết thương,… Tỷ lệ tạo hạch lao sau tiêm vaccine lao 1/1.000 trường hợp tiêm nên vì lo lắng mà bỏ lỡ mũi tiêm quan trọng cho trẻ để bảo vệ trước bệnh nguy hiểm. Đặc biệt không xoa, chườm, bôi, nặn chanh hay đắp khoai tây như kinh nghiệm dân gian lưu truyền vì có thể gây nhiễm trùng vết tiêm.

BS Bạch Thị Chính nhấn mạnh: "Hệ thống tiêm chủng VNVC với gần 100 Trung tâm trên toàn quốc mở cửa tiêm vaccine lao miễn phí tất cả các buổi sáng trong tuần và buổi chiều thứ 7 + chủ nhật. Ngoài miễn phí vaccine lao, đến với VNVC, tất cả khách hàng đều được miễn phí tiền khám sàng lọc trước tiêm, miễn phí tin nhắn nhắc lịch tiêm, miễn phí lưu giữ lịch sử tiêm, miễn phí bảo quản vaccine trong hệ thống kho lạnh đạt chuẩn quốc tế GSP, miễn phí các tiện ích khác như giữ xe, bỉm tã đủ kích cỡ, nước uống sạch…"

Nhằm hỗ trợ cộng đồng tiêm vaccine đầy đủ, bảo vệ sức khoẻ trước tình hình dịch bệnh nguy hiểm cuối năm đồng thời hỗ trợ kinh tế, giảm bớt áp lực tài chính cho các gia đình, VNVC đang áp dụng rất nhiều chương ưu đãi lớn nhất năm, đặc biệt là vaccine hot, vaccine khan hiếm như ưu đãi giá vaccine lẻ lên đến 100k/1 mũi, ưu đãi lên đến 207k/ combo hot, ưu đãi giá vaccine Cúm Tứ giá tiêm càng nhiều, giá càng rẻ... trên toàn hệ thống.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước