Vì sao hầu hết lao động mất việc không về quê?

Quang Phồn, Quang Linh (Ban Thời sự)-Thứ bảy, ngày 03/10/2020 06:00 GMT+7

VTV.vn - Với họ, còn bám trụ là còn cơ hội tìm việc làm mới. Hơn nữa, do quen môi trường làm việc và nhịp sống đô thị, không ai muốn trở lại "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời".

Hơn 1 triệu lao động mất việc, 17,6 triệu người giảm thu nhập do tác động của dịch COVID-19 trong thời gian qua. Dịch bệnh khiến đời sống của lao động, phần lớn là người nhập cư gặp nhiều khó khăn nhưng hầu hết, họ không về quê. 

Tại Hà Nội hiện có hơn 2 triệu lao động nhập cư. Mất việc, giãn việc làm giảm hoặc mất hẳn nguồn thu nhập ổn định, nhiều gia đình lao động nhập cư đã phải chuyển sang làm những công việc thời vụ để cố gắng bám trụ lại thành phố.

Bị cắt hợp đồng, chị Cúc đã xin việc ở nhiều nơi mà chẳng được nên chị chấp nhận vào đan lát thuê gần nơi trọ. Giờ quen tay, dù đan lát không bằng đi ca nhưng lúc này việc đều, thu nhập 150.000 - 200.000 đồng/ngày là đủ sống. Nếu về quê, chị không biết làm gì, học hành của con cái lại bị đảo lộn. Ở lại, ít nhiều chị còn kiếm được việc này việc nọ, dù là thời vụ.

Vì sao hầu hết lao động mất việc không về quê? - Ảnh 1.

Công việc đan lát thuê giúp chị Cúc thêm tiền sinh hoạt cho gia đình.

Tại các khu công nghiệp tại Hà Nội, lo lắng của những lao động thiếu việc làm vì dịch tiếp tục kéo dài.

Đã 7 năm, rời Nghệ An, vợ chồng anh Hiếu luôn chăm chỉ, chắt bóp để cuộc sống gia đình khá hơn. Nhưng sau đợt dịch bệnh đầu tiên, vợ anh đã mất việc làm. Sinh hoạt, chi tiêu của cả gia đình giờ chỉ trông vào mình anh.

Còn từ Tuyên Quang, gia đình chị Phương mang theo cả 4 đứa con về Hà Nội. Hai vợ chồng công nhân, bình thường phải tăng ca thường xuyên mới đủ duy trì 6 miệng ăn. 4 tháng mất việc, chị Phương ở nhà, còn chồng vẫn "nhúc nhắc" ngày làm, ngày nghỉ.

Nhọc nhằn và dè sẻn bằng chút tiền tiết kiệm ít ỏi nhưng vợ chồng chị không nghĩ chuyện trở về quê vì về thì dở, ở thì khó khăn. Rất ít lao động mất việc làm do dịch trở về quê nhà. 

Bộ LĐ-TB&XH đã đề xuất kéo dài khoảng thời gian hỗ trợ cho lao động ngừng việc từ tháng 4/2020 đến hết năm nay và thời gian hỗ trợ không kéo dài quá 3 tháng. Hi vọng đề xuất được thông qua để người lao động bị mất việc, ngưng việc vơi được phần nào khó khăn và tiếp tục nỗ lực tìm công việc mới.

6 tháng cuối năm có thể sẽ là đỉnh điểm người lao động mất việc 6 tháng cuối năm có thể sẽ là đỉnh điểm người lao động mất việc Mất việc vì COVID-19, người lao động được hưởng quyền lợi gì? Mất việc vì COVID-19, người lao động được hưởng quyền lợi gì? DN gặp khó, lao động mất việc vì COVID-19, Việt Nam cần gói hỗ trợ lần 2? DN gặp khó, lao động mất việc vì COVID-19, Việt Nam cần gói hỗ trợ lần 2?

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước