Ảnh minh họa. Ảnh: Dân trí.
Thưa bác sĩ, vì sao lại có sự thay đổi khi làm các xét nghiệm test nhanh và PCR ở những trường hợp có kết quả dương tính sau 2 - 3 lần âm tính hoặc dương tính rồi lại âm tính?
TS.BS Phạm Quang Thái - Phó trưởng Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương: Một người vừa mới nhiễm chưa thể có kháng thể được nên khi làm test kháng thể sẽ âm tính, nhưng nếu tại thời điểm đó làm test kháng nguyên thì lại dương tính. Với một số người khi người ta đã khỏi, làm test kháng thể thì có thể là dương tính nhưng đi tìm kháng nguyên ở người này thì lại âm tính. Đó là lý do tại sao hai loại test khác nhau sẽ dùng cho hai mục đích khác nhau.
Tỷ lệ sai số khi xét nghiệm là khoảng bao nhiêu %?
TS.BS Phạm Quang Thái: Tùy thuộc vào loại test được sử dụng. Ví dụ, một số test đã công bố có 90% độ nhạy, nghĩa là nếu bệnh nhân có kháng thể thì 90% sẽ bắt được nhưng vẫn có sai số 10% không bắt được. Trường hợp như thế gọi là âm tính giả. Cũng có một tỷ lệ ngược lại là người được xét nghiệm không có kháng thể nhưng test này có thể nhầm với một chủng Corona khác thì vẫn ra kết quả dương tính, gọi là dương tính giả. Mọi loại test đều có tỷ lệ nhất định liên quan đến sự nhầm lẫn. Trường hợp dương tính sẽ phải làm thêm một vài xét nghiệm khác nhau.
Để có xét nghiệm đúng và chính xác nhất, cần phụ thuộc vào các yếu tố nào?
TS.BS Phạm Quang Thái: Điều này liên quan đến chỉ định lấy mẫu xét nghiệm. Nếu đưa chỉ định sai thì có thể không giải quyết được vấn đề gì. Yếu tố thứ hai là việc lấy mẫu, kỹ năng người lấy mẫu, nguyên liệu của dụng cụ lấy mẫu, môi trường vận chuyển, thời gian bảo quản, phương tiện bảo quản, vận chuyển. Mỗi test lại có những đặc điểm khác nhau về khả năng về khả năng phát hiện. Có những test chỉ cần 3 con virus trong 1 đơn vị thể tích sẽ phát hiện được nhưng có những test cần nhiều hơn.
Xét nghiệm COVID-19 có tỷ lệ sai số ra sao?
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!