Điều được nhiều người quan tâm nhất lúc này với các cầu thủ Đồng Nai - họ có tham gia bán độ ở những trận đấu khác không và hành vi phạm tội là gì?
Trong cuộc trao đổi với báo chí chiều qua tại trụ sở C45 (Cục Cảnh sát hình sự Bộ Công an), Cục trưởng Hồ Sỹ Tiến cho biết: "Tổng cục Cảnh sát hình sự và Bộ Công an là tiếp tục điều tra mở rộng chuyên án này. Đối tượng nào vi phạm sẽ xử lý hình sự và triệt để. Chúng ta có thái độ dứt khoát, không khoan nhượng với đội bóng và cầu thủ vi phạm đạo đức nghề nghiệp, dẫn đến ảnh hưởng đến nền bóng đá nước nhà".
‘ Cục trưởng C45 Hồ Sỹ Tiến cho biết các cầu thủ Đồng Nai có thể sẽ bị quy tội nhận hối lộ |
|
Đặc biệt, ông Tiến nhấn mạnh, sắp tới C45 sẽ khởi tố vụ án, khởi tố bị can, sớm đưa hành vi tổ chức đánh bạc, tham gia đánh bạc, dàn xếp tỷ số ra truy tố. Các nhóm cầu thủ có thể bị truy tố theo tội đưa hối lộ và nhận hối lộ. C45 cũng điều tra, xem các cầu thủ đội bóng khác có liên quan để xử lý nghiêm.
Lý giải về việc vì sao lại kết tội hối lộ với các cầu thủ Đồng Nai, người đứng đầu C45 cho biết: “Các hình thức cá độ của giới cầu thủ hiện nay rất tinh vi và phức tạp. Họ không cần thông qua ban huấn luyện, lãnh đạo đội bóng, mà cũng không móc nối với đội bóng mà họ sắp đá. Cầu thủ có thể tự móc nối với dân cá độ bên ngoài rồi tự “bán mình”, tự dàn xếp tỷ số. Cầu thủ có thể sút hỏng, cố tình phạm lỗi để đối phương được hưởng 11 m hay tự đá bóng về lưới nhà.
Ở vụ cá độ tại CLB Đồng Nai, đối tượng Nguyễn Phúc Thuận (32 tuổi, thường trú Biên Hòa - Đồng Nai, từng có tiền án về tội tổ chức đánh bạc) đã nhận đầu mối trên mạng và tiến hành dàn xếp tỷ số các trận đấu tại V-League.
Nếu các cầu thủ Ninh Bình bị khởi tố vì tội đánh bạc thông qua dàn xếp tỷ số thì vụ tại CLB Đồng Nai mang tính chất khác.
‘ Án phạt tù đang chờ các cầu thủ dính chàm |
|
Cụ thể, cầu thủ Phạm Hữu Phát đã nhận độ của đối tượng Thuận, sau đó Thuận lại bán lại (bán tỷ số với cách biệt 2 bàn) cho Trần Văn Ba (tức Hoàng, 29 tuổi). Các cầu thủ khác của Đồng Nai đã bị Phát lôi kéo để đồng ý bán tỷ số. Về mặt luật pháp, chúng ta có thể hiểu các đối tượng đã nhận hối lộ (có thể 50 triệu đồng, 30 triệu, tùy theo vị trí của mỗi cầu thủ và sự thỏa thuận) để tự mình bán tỷ số”.
Như vậy, có thể tạm hiểu, các cầu thủ Đồng Nai không tổ chức đánh bạc, đấy là hành vi của nhóm 4 đối tượng bên ngoài đội bóng đã bị cơ quan điều tra bắt giữ. Hành vi của các cầu thủ Đồng Nai là đã nhận hối lộ để làm sai lệch kết quả trận đấu theo yêu cầu về lợi ích của người đưa hối lộ.
Có thể không bị kết tội đánh bạc, tổ chức đánh bạc, nhưng tội hối lộ cũng có mức án rất cao. Nếu bị kết án theo điều 279 (Tội nhận hối lộ) của Bộ luật Hình sự, các cầu thủ Đồng Nai sẽ đối diện với án phạt hấp nhất của tội danh này là 2 đến 7 năm tù, còn khung cao nhất là chung thân, thậm chí tử hình.
Trong trường hợp cầu thủ Đồng Nai bị kết tội đánh bạc, theo điều 248 Bộ luật Hình sự, tội danh đánh bạc có khung hình phạt từ 2 đến 7 năm tù. Còn theo điều 249, tội danh tổ chức đánh bạc có khung hình phạt từ 3 đến 10 năm tù.
Hiện tại, các cầu thủ đang được đưa về trại của Bộ Công an để tiếp tục mở rộng cuộc điều tra.