Tham dự và điều hành Hội nghị kỹ thuật có ông Haider Fairman, Giám
đốc các đại hội thể thao châu Á – Hội đồng Olympic Châu Á (OCA), ông
Vinod Tiwari, Giám đốc Ban quan hệ quốc tế với các Ủy ban Olympic quốc
gia, ông Trần Đức Phấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT, Trưởng tiểu
ban chuyên môn kỹ thuật ABG5, ông Hoàng Vĩnh Giang, Phó Chủ tịch OCA,
Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban Olympic Việt Nam, Phó trưởng ban tổ chức
ABG5 cùng các đại biểu kỹ thuật thuộc các liên đoàn thể thao châu Á có
liên quan.
Tại
Hội nghị, các đại biểu đã đi đến thống nhất các vấn đề chuyên môn, kỹ
thuật, cơ sở vật chất, trang thiết bị và các nội dung khác liên quan đến
công tác chuẩn bị và điều hành Đại hội. Hội nghị được tổ chức theo đúng
hướng dẫn của OCA và phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam.
Kết
thúc Hội nghị, lễ bốc thăm 5 môn đã được tiến hành. Theo đó, với bóng
ném bãi biển, nội dung nữ được chia làm 2 bảng. Bảng A gồm chủ nhà Việt
Nam, Đài Loan (Trung Quốc), Hồng Kong (Trung Quốc), Jordan và Indonesia.
Bảng B có sự góp mặt của Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Mông Cổ
và Bangladesh. Ở nội dung nam, có 4 bảng: Bảng A gồm: Việt Nam,
HongKong (TQ) và Indonesia; Bảng B gồm Qatar, Bahrain và Afghanistan;
Bảng C gồm Oman, Nhật Bản và Mông Cổ; Bảng D có Pakistan, Thái Lan, Ấn
Độ và Sri Lanka.
Ở
môn kabaddi bãi biển, nội dung nam và nữ đều có 2 bảng. Ở nội dung nữ,
bảng A gồm Ấn Độ, Hàn Quốc và Indonesia; Nước chủ nhà Việt Nam nằm ở
bảng B cùng với Thái Lan, Sri Lanka và Bangladesh, Đối với nam, bảng A
gồm Pakistan, Ấn Độ, Thái Lan và Indonesia. Bảng B gồm Sri Lanka, Hàn
Quốc và Malaysia.
Bóng đá bãi biển được chia làm 4 bảng. Trong đó,
Việt Nam nằm ở bảng A cùng với Lào và Thái Lan. Bảng B gồm Oman, Qatar
và Lebanon; Bảng C có UAE, Uzbekistan và Palestine; Bảng D có sự góp mặt
của Nhật Bản, Trung Quốc và Afghanistan. Vòng loại bắt đầu từ ngày
25-9. Tứ kết diễn ra vào ngày 29-9. Bán kết ngày 30-9 và chung kết sẽ
diễn ra vào lúc 15.30 ngày 2-10.
Bóng
chuyền bãi biển nữ có 10 đội tham dự, chia làm 2 bảng. Bảng A gồm Trung
Quốc, Philippines, Turkmenistan, Mông Cổ và Lào. Đội Việt Nam nằm ở
bảng B cùng với Indonesia, Đài Loan (TQ), Thái Lan và Bhutan. Ở nội dung
nam có tới 15 đội tham dự, chia làm 2 bảng. Bảng A gồm Indonesia,
Turkmenistan, UAE, Mông Cổ, Iraq, Nepal và Bangladesh. Bảng B có sự tham
dự của Qatar, Trung Quốc, Palestine, Việt Nam, Bhutan, Thái Lan, Yemen
và Lào. Theo kế hoạch, các trận đấu bóng chuyền bãi biển sẽ diễn ra từ
ngày 26-9 đến ngày 29-9.
Ở
môn cầu mây bãi biển, sẽ diễn ra 3 nội dung là trio, regu và đồng đội ở
cả nam và nữ. Đối với nội dung trio nam, có 2 bảng thi đấu, trong đó
bảng A gồm Brunei, Ấn Độ và Nepal; Bảng B có sự góp mặt của Hàn Quốc,
Việt Nam, Lào và Myanmar. Nữ có 6 đội tham dự, chia làm 2 bảng. Bảng A
có Lào, Ấn Độ và Philippines, bảng B có Myanmar, Trung Quốc và Việt Nam.
Ở
nội dung Regu, có 8 đội nam và 6 đội nữ. Với nội dung nam, bảng A gồm
Thái Lan, Lào, Việt Nam và Malaysia, bảng B gồm Indonesia, Nepal,
Myanmar và Brunei. Bảng nữ A gồm Thái Lan, Myanmar và Lào; Việt Nam nằm ở
bảng B cùng với Trung Quốc và Indonesia.
Ở nội dung đồng đội, có 6
đội nam và 4 đội nữ. Riêng nội dung nữ thi đấu vòng tròn. Còn nam được
chia làm 2 bảng. Bảng A gồm Thái Lan, Malaysia và Indonesia; Bảng B gồm
Hàn Quốc, Ấn Độ và Việt Nam.