Bí quyết chọn đại sứ thương hiệu

H.Hồng (Theo MarketerVietnam) -Thứ ba, ngày 29/04/2014 10:38 GMT+7

Theo nghiên cứu, 2/3 dân số Việt Nam vẫn tin vào quảng cáo, 56% nam giới thường suy nghĩ tích cực về một thương hiệu thể thao nếu thương hiệu đó xuất hiện cùng một vận động viên mà họ yêu thích. Điều này cho thấy đại sứ thương hiệu đóng vai trò quan trọng trong việc mua hàng của người tiêu dùng.

Những yếu tố quan trọng cần phải xem xét kĩ khi chọn lựa đại sứ thương hiệu

1. Cá tính

Mỗi thương hiệu có một cá tính riêng và điều này giúp tạo ra sự khác biệt của thương hiệu cũng như sức mạnh của thương hiệu. Cá tính của đại sứ thương hiệu phải có sự tương đồng với thương hiệu.

‘ Number One Active với hình ảnh đầy sức trẻ, đam mê, nhiệt huyết của chàng sinh viên Vũ Xuân Tiến.

2. Giá trị cốt lõi

Giá trị cốt lõi chính là gốc rễ của sức mạnh thương hiệu. Đại sứ thương hiệu cũng phải thể hiện được giá trị cốt lõi này.

Với Nike, giá trị cốt lõi chính là sự thách thức để vượt mọi giới hạn được thể hiện bởi slogan “Just do it”. Những ngôi sao làm đại sứ thương hiệu cho Nike cũng phải là những nhân vật “siêu phàm” trong giới thể thao, phải luôn vươn lên và vượt qua mọi giới hạn. Chính điều này mà Nike đã chọn ngôi sao quần vợt Roger Federer hay cầu thủ Cristiano Ronaldo.

3. Cá tính của thị trường mục tiêu

Khách hàng không chỉ mua sản phẩm hay dịch vụ mà họ còn mua cả lối sống (phong cách), nên việc chọn một đại sứ thương hiệu khác với thị trường mục tiêu thì mọi thông điệp quảng bá sẽ không tạo được sự quan tâm hay đảm bảo độ tin cậy để mọi người tin tưởng.

4. Quy trình lựa chọn như thế nào?

Giống như một cuộc thi tìm kiếm tài năng, bạn phải nghiên cứu kĩ những người phù hợp, đưa ra danh sách những ai phù hợp nhất, tiếp cận và thương lượng với họ.

Khi đã biết danh sách những người phù hợp, việc khó khăn tiếp theo là thu hẹp danh sách đó để chọn lọc ra số ít người phù hợp với yêu cầu. Điều này cần một số tiêu chí thật cụ thể:

- Phạm vi tác động: Lượng người ủng hộ người này có nhiều không? Những người đó có phải là khách hàng mục tiêu của bạn không?

- Quan điểm và tiếng nói: Quan điểm và những phát biểu của người này như thế nào với thương hiệu của bạn?

- Uy tín: Quan điểm của người này có giá trị hay không?

Chọn ngôi sao thể thao, điện ảnh hay ca sĩ nổi tiếng để đại diện cho thương hiệu như "con dao hai lưỡi” vì tiềm ẩn nhiều rủi ro ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh thương hiệu cũng như gây tổn thất về mặt kinh doanh. Bên cạnh đó, đối với những ngôi sao lớn thì họ có thể từng làm đại sứ thương hiệu cho các sản phẩm đối thủ hoặc chưa

PepsiCo Việt Nam cũng đã từng nhận bài học to lớn khi mời cầu thủ Phạm Văn Quyến quảng bá cho sản phẩm của mình. Sau đó, Phạm Văn Quyến dính vào scandal bán độ bóng đá và bị tẩy chay bởi người hâm mộ đã khiến Pepsi tổn thất nặng nề không chỉ kinh phí đầu tư cho các chiến dịch mà cả về mặt hình ảnh thương hiệu.

Ngày nay người tiêu dùng chính là đối tượng mới để làm đại sứ thương hiệu cho mình. Tiếng nói của những người tiêu dùng có sức mạnh to lớn trong việc tạo độ tin cậy cho sản phẩm. Sony, Unilever, Microsoft là những cái tên nổi tiếng trong xu hướng này. Và cũng không mấy ngạc nhiên khi Walmart đưa các bà mẹ - những khách hàng thường xuyên của họ trở thành đại sứ, là người chia sẻ những bí quyết chi tiêu tiết kiệm hay đưa ra những nhận xét về sản phẩm.

5. Đại sứ thương hiệu - không chỉ có một

Nhân viên trong công ty có thể bồi đắp hoặc phá vỡ hình ảnh thương hiệu khi họ tương tác với khách hàng. Vì vậy, muốn xây dựng một thương hiệu mạnh trên thị trường thì phải bắt đầu từ nhân viên. Mỗi nhân viên phải ý thức được rằng bản thân họ là một đại sứ của công ty và có thể tự tin quảng bá hình ảnh thương hiệu công ty đến bất kì khách hàng nào.

Mọi vấn đề liên quan đến danh tiếng và khủng hoảng thương hiệu, doanh nghiệp và khách hàng liên hệ:


‘ Ms. Nguyễn Huyền (Đại diện dịch vụ) Nhận định: “Sứ mệnh của chúng tôi là đem đến sự an toàn cho các thương hiệu có danh tiếng thông qua dịch vụ bảo vệ danh tiếng thương hiệu trên internet”. Mobile:0988.435.534 Email: huyennt@netlink.vn

‘ Mr. Việt Dũng (Phụ trách kinh doanh) Nhận định: “Kinh doanh là cạnh tranh, rất dễ có người vì cạnh tranh mà “đốt nhà” mình. Thế nên xử lý khủng hoảng truyền thông xét trên khía cạnh nào đó cũng giống chữa cháy”. Mobile:0938.355.336 Email: dung.mai@netlink.vn

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước