Du lịch Việt Nam - định vị thế nào cho phù hợp?

Hoa Hồng (Theo Brandvietnam) -Thứ tư, ngày 23/04/2014 14:25 GMT+7

Định vị thương hiệu cho ngành du lịch, một công việc thú vị và hấp dẫn nhưng không phải quốc gia nào cũng làm tốt. Nếu thành công quốc gia đó sẽ phát triển ngành dịch vụ này nhưng nếu thất bại thì nó sẽ để lại tiếng xấu cho ngành du lịch.

Hiểu đúng về định vị thương hiệu

Hiểu đơn giản: Định vị là nêu lý do tại sao khách hàng nên mua thương hiệu đó. Muốn "bán" phải "rao". Và định vị thương hiệu hiểu nôm na là "tiếng rao". Ai rao "trúng" hơn, người đó sẽ có cơ hội đến với khách hàng nhanh hơn.

Sau khi nghe "lời rao" của thương hiệu, khách hàng vẫn không hiểu, không tin và không thấy hấp dẫn, coi như định vị thất bại. "Sự thật không phải là sự thật cho đến khi mọi người tin bạn. Họ không tin bạn nếu họ không hiểu bạn đang nói gì”. Và quan trọng nhất, "lời rao" này phải đáng tin và đúng với những gì đang diễn ra trong suy nghĩ của khách hàng bởi vì Định vị thương hiệu là "Cuộc chiến trong tâm trí khách hàng". Và cuộc chiến này không dễ!

"Định vị” ngành du lịch như thế nào?

Philip Kotler gợi ý về định vị cho ngành du lịch Việt Nam khi ông đến thăm nước ta: "Nếu Trung Quốc là công xưởng của thế giới, Ấn Độ là văn phòng của thế giới thì Việt Nam hãy là nhà bếp của thế giới". Đây là một ý tưởng về định vị Thương hiệu quốc gia dựa vào lợi thế cạnh tranh quốc gia từ cha đẻ của marketing hiện đại.

- 2001 - 2004: Việt Nam - Điểm đến của thiên niên kỷ mới (Vietnam - A destination for the new millennium)

- 2004 - 2005: Hãy đến với Việt Nam (Welcome to Vietnam)

- 2006 - 2011: Việt Nam - Vẻ đẹp tiềm ẩn (Vietnam - The hidden charm)

- 2012 - 2015: Việt Nam - Vẻ đẹp bất tận (Vietnam - Timeless Charm)

‘ Mỗi giai đoạn, mỗi câu định vị thương hiệu cho du lịch Việt Nam đều có mục đích và lý do riêng. Đặc điểm chung dễ nhận ra ở các "lời rao" này là không "rao" cụ thể chúng ta có gì. Các "lý do bán hàng" đưa ra hầu hết đều tương đối chung chung. Hướng đi này có hiệu quả hay không phụ thuộc vào insight (suy nghĩ ngầm định) của khách du lịch về một quốc gia cụ thể. Ví dụ:

- "100% pure New Zealand" - (100% tinh khiết New Zealand). New Zealand là đất nước thiên nhiên với những đồng cỏ thanh bình và tinh khiết. Từ "pure" lột tả một cách trực diện, là từ đắt giá để miêu tả quốc gia này (New Zealand cũng được biết đến là quốc gia sản xuất sữa số 1 thế giới nhờ ưu thế thiên nhiên).

‘ - "Spain.Everything under the sun" - (Tây Ban nha - Tất cả đều dưới ánh nắng Mặt trời). Nghĩ về Tây Ban Nha khác du lịch mong chờ điều gì đầu tiên? Đây là quốc gia nam Âu nổi tiếng về các bãi biển với ánh nắng Mặt trời quanh năm. "Evething under the sun" rõ ràng là một "selling point" rất hấp dẫn của đất nước được mệnh danh Xứ sở đấu bò.

Vậy còn "Việt Nam - Vẻ đẹp bất tận" thì sao?

Trong ký ức của nhiều người nước ngoài, có lẽ từ "war" (chiến tranh) là từ liên tưởng mạnh nhất khi họ nghĩ đến Việt Nam. Đây là cản trở cực lớn. Chính vì vậy cần có cách nghĩ, cách làm sáng tạo để "tái định vị” lại hình ảnh thương hiệu đất nước.

Bếp ăn của thế giới ư? Sao lại không nhỉ? Ít nhất, khi đi theo hướng nói rõ một ưu thế nổi bật một cách trực diện, Việt Nam cũng không lặp lại một cách sáo mòn của những thông điệp du lịch của những người láng giềng trong khu vực. Kiểu như "Incredible India", "Amazing Thailand", "Malaysia Truly Asia", hay "Uniquely Singapore".

Và ít nhất, các bạn du khách nước ngoài khi tìm hiểu về Việt Nam, họ không phải mất nhiều thời gian bối rối tự hỏi "Đẹp tiềm ẩn là gì?" hay "Đẹp bất tận là gì?".

Ẩm thực là một trong những gợi ý để Việt Nam lấy đó làm "lời rao" với du khách quốc tế thôi. Việt Nam còn có những điểm khác biệt hóa thương hiệu khác nữa và quan trọng là chúng ta phải tìm ra một điểm khác biệt nổi bật nhất.

Quan trọng hơn, điểm khác biệt nổi bật nhất này phải rất đáng tin đúng như những gì khách du lịch quốc tế nghĩ về Việt Nam.Và đúng như những gì họ sẽ trải nghiệm khi đến với đất nước mình.

Mọi vấn đề liên quan đến danh tiếng và khủng hoảng thương hiệu, doanh nghiệp và khách hàng liên hệ:

‘ Ms. Nguyễn Huyền (Đại diện dịch vụ) Nhận định: “Sứ mệnh của chúng tôi là đem đến sự an toàn cho các thương hiệu có danh tiếng thông qua dịch vụ bảo vệ danh tiếng thương hiệu trên internet”. Mobile:0988.435.534 Email: huyennt@netlink.vn

‘ Mr. Việt Dũng (Phụ trách kinh doanh) Nhận định: “Kinh doanh là cạnh tranh, rất dễ có người vì cạnh tranh mà “đốt nhà” mình. Thế nên xử lý khủng hoảng truyền thông xét trên khía cạnh nào đó cũng giống chữa cháy”. Mobile:0938.355.336 -Email: dung.mai@netlink.vn

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước