Quá trình khủng hoảng
Vào thời điểm trước năm 2008, IZZI gần như thống trị thị trường với hương vị sữa thơm ngon, quảng cáo ấn tượng. Khi đó, IZZI được xem là biểu tượng xây dựng thương hiệu thành công của Hanoimilk.
‘ Quảng cáo dễ thương, ấn tượng, được trẻ em cực kỳ yêu thích
Tuy nhiên, đến thời điểm cuối năm 2008, sau khi “cơn bão melamine” tràn qua Việt Nam, tháng 10/2008, bộ y tế đã công bố 18 sản phẩm nhiễm melamine, trong đó có hai mẫu bột sữa nguyên liệu của Hanoimilk có xuất xứ từ Trung Quốc là Full cream milk powder grade A và Blue Cow - Full cream milk powder used for UHT milk, thì cuộc khủng hoảng truyền thông đối với Hanoimilk và nhãn hiệu sữa IZZI chính thức bắt đầu.
Các phương tiện thông tin đại chúng rầm rộ đưa tin về các sản phẩm sữa nghi dính melamine, hàng trăm bài báo đua nhau “tố” những tác hại của chất này đối với sức khỏe người dùng. Một ngày sau khi thông tin mẫu sữa Hanoimilk dính melamine được phát đi, nhiều đại lý, cửa hàng, siêu thị và người tiêu dùng đã “quay lưng”, “tẩy chay” các sản phẩm của Hanoimilk, nhiều nơi bán hàng tìm cách trả lại nhà cung cấp những lô sữa IZZI đã nhập. Dưới tác động của truyền thông, niềm tin của người tiêu dùng dành cho các sản phẩm của Hanoimilk nói chung và sữa IZZI nói riêng đã xuống mức rất thấp. Doanh số bán hàng sụt giảm nghiêm trọng, bất chấp mọi lời giải thích, phân trần của doanh nghiệp.
Hậu quả của truyền thông yếu
Đã 5 năm trôi qua, kể từ thời điểm cuộc khủng hoảng truyền thông mang tên “bão melamine” càn quét qua thương hiệu sữa IZZI của Hanoimilk vào năm 2008, nhưng dư âm và hậu quả ghê gớm của nó vẫn tồn tại đến bây giờ. Các sản phẩm mang thương hiệu Hanoimilk chiếm thị phần ngày càng khiêm tốn. Dù đã bỏ ra rất nhiều tâm sức để khôi phục lại danh tiếng nhưng tại các cửa hàng, những hộp sữa IZZI ngộ nghĩnh hình tam giác của Hanoimilk “vang bóng một thời”, giờ cũng chỉ nằm khiêm tốn trên các quầy kệ, nếu không muốn nói là mất tích.
‘ Hình ảnh huyền thoại này giờ đây đã không còn hoặc cực kì hiếm thấy
Theo nhận định của các chuyên gia thương hiệu, chuyện sữa nhiễm melamine bị phát hiện trong kho nguyên liệu của Hanoimilk là một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng. Cho dù sau đó Hanoimilk đã nỗ lực hết sức trong việc xây dựng thương hiệu, trong đó đặc biệt chú trọng chất lượng sữa, mời nhiều chuyên gia về để giải quyết khủng hoảng, song truyền thông yếu là một trong những nguyên nhân chính khiến thị phần của hãng này trên thị trường hiện nay rất khiêm tốn. Với thực tế này, thương hiệu IZZI khó gượng dậy nổi và có nguy cơ “chết”.
Trong thời đại thông tin hiện nay, bất cứ một thông tin bất lợi cho sản phẩm hoặc doanh nghiệp nào đều có những tác động tiêu cực rất lớn, thậm chí đe dọa đến sự tồn vong của một thương hiệu. Xử lý khủng hoảng thế nào cho khéo, hợp tình hợp lý, hợp ý khách hàng là bài toán cực khó đối với doanh nghiệp.
‘ Ms. Nguyễn Huyền ( Đại diện dịch vụ) Nhận định: “ Sứ mệnh của chúng tôi là đem đến sự an toàn cho các thương hiệu có danh tiếng thông qua dịch vụ bảo vệ danh tiếng thương hiệu trên internet ” Mobile: 0988.435.534 Email: huyennt@netlink.vn | |
‘ Mr. Việt Dũng ( Phụ trách kinh doanh) Nhận định: “ Kinh doanh là cạnh tranh, rất dễ có người vì cạnh tranh mà “đốt nhà” mình. Thế nên xử lý khủng hoảng truyền thông xét trên khía cạnh nào đó cũng giống chữa cháy .” Mobile: 0938.355.336 Email: dung.mai@netlink.vn | |