Những lưu ý để sử dụng bình nóng lạnh an toàn

Nguồn: Trần Anh-Thứ tư, ngày 09/10/2013 18:35 GMT+7

VTV News - Mùa đông đang đến gần và nhu cầu sử dụng bình nóng lạnh trong gia đình tăng lên đáng kể. Dù các tính năng an toàn đã được đưa vào dòng sản phẩm mới nhưng những chú ý khi sử dụng sẽ là rất cần thiết để tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra khi sử dụng.

Hỏi: Mùa đông sắp đến, gia đình chúng tôi mới sắm một bình nóng lạnh nhưng chưa rõ sử dụng thế nào cho an toàn và tiết kiệm. Rất mong được tư vấn về cách sử dụng bình. Xin chân thành cảm ơn!

Huệ Mai (Bắc Giang)

Trả lời: Xin chào bạn, mùa đông, bình nóng lạnh đã trở thành vật dụng thiết yếu đối với các gia đình, thế nhưng, dù các tính năng an toàn đã được đưa vào dòng sản phẩm mới nhưng những chú ý khi sử dụng sẽ là rất cần thiết để tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra khi sử dụng.

Chống rò điện khi sử dụng bình nóng lạnh

Cũng giống như bất kỳ các loại thiết bị sử dụng lâu ngày bị hỏng hóc, thanh điện trở dùng lâu ngày cũng có thể xảy ra hiện tượng bị bám lớp cặn dày, nhiệt độ thanh tăng cao làm cát thạch anh bên trong giãn nở gây nứt vỡ vỏ thanh điện trở và rò điện ra nước.

Một nguyên nhân nữa có thể xảy ra là khi sử dụng lâu ngày, vỏ thanh điện trở bị ăn mòn gây thủng ống và rò điện ra nước khiến người tiêu dùng có thể bị giật khi sử dụng.

Trong thiết kế, vỏ bình nóng lạnh đã có một đầu dây để chờ tiếp đất (dây mát). Dây này có nhiệm vụ triệt tiêu dòng điện nếu chẳng may có hiện tượng rò. Tuy nhiên khi lắp, nhiều người thường ẩu bỏ qua công đoạn này hoặc để cho thợ lắp mà không kiểm tra lại. Khi sử dụng, nếu bình bị rò điện, trong lúc tắm nước bắn vào bình thì người tắm sẽ bị điện giật, rất nguy hiểm. Vì thế khi lắp bình, bạn cần đọc kỹ catalog hướng dẫn và nhờ người có chuyên môn kiểm tra lại dây tiếp đất.

Để tránh hiện tượng tắc, gây gỉ sét vỏ bình và rò điện, khi mới lắp bình, nếu nước nhà bạn thường xuyên có cặn, vẩn đục hay nhiễm sắt, phèn, thì sau 1 tháng đầu tiên nên mở bình ra kiểm tra, thau hút cặn, súc rửa bình và bộ lọc, kiểm tra độ khít của các van. Nếu nước bình thường thì nên kiểm tra sau 2-3 tháng. Sau đó mật độ kiểm tra có thể giảm xuống, tuỳ theo chất lượng nước.

Ngoài việc lắp đặt theo đúng chỉ dẫn của nhà sản xuất, người tiêu dùng nên lưu ý thêm về mặt dây điện nguồn phải đạt từ 2,5 đến 6mm2 đáp ứng đúng công suất yêu cầu của thanh đun, aptomat đi kèm đủ công suất yêu cầu.
Để tiết kiệm điện năng, không nên bật bình 24/24, mà chỉ nên bật trước lúc tắm khoảng 10-15 phút. Nếu dung tích của bình lớn, thì có thể tắt bình trước khi người cuối cùng vào tắm.

Mùa đông đang đến gần và nhu cầu sử dụng bình nóng lạnh trong gia đình tăng lên đáng kể. Dù các tính năng an toàn đã được đưa vào dòng sản phẩm mới nhưng những chú ý khi sử dụng sẽ là rất cần thiết để tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra khi sử dụng.

Những điều nên biết về bình nóng lạnh

Người ta thường ví chiếc bình nóng lạnh trong nhà bạn là một chiếc ấm điện cỡ lớn bởi về cơ bản thì nguyên lý hoạt động của bình nóng lạnh không khác chiếc ấm điện là mấy. Cấu tạo của nó cũng bao gồm một thanh đun bằng điện cỡ lớn có hiệu suất cao và làm nóng nhanh hơn. Tất nhiên, bình có trang bị thêm nhiều thiết bị để có thể vận hành tốt và bảo vệ tự động theo chế độ cài đặt của người sử dụng.

Bình nóng lạnh có bộ phận chứa nước thường được làm bằng nhôm dày, chịu được áp suất và áp lực cột nước lạnh cũng như hơi nước đã được đun nóng gây ra, được cách nhiệt xung quanh bằng bọt xốp Frolyurethane, còn bộ phận thanh điện trở có công suất 1,2 – 4 Kw tuỳ theo dung tích và kiểu bình.

Bộ phận ống dẫn nước lạnh vào và ống dẫn nước lạnh ra cao khoảng 0,8 thân bình, nhằm đảm bảo bình luôn đầy nước và thanh đun luôn ngập dưới nước, thanh cation còn gọi là thanh lọc nước hoặc thanh làm mềm nước để tránh cặn nước bám và tích tụ bên trong bình. Còn bộ phận van một chiều và van an toàn thường được chế tạo thành một khối, để tránh nước trong bình tăng do nhiệt độ nước trong bình tăng. Van an toàn dùng để xả hơi và nước trong trường hợp rơle nhiệt độ bị hỏng, thanh đun nước gây áp lực quá lớn trong bình, tránh cho bình khỏi bị nổ.

Rơ-le điều chỉnh nhiệt độ nước dùng để điều chỉnh nhiệt độ nước theo yêu cầu sử dụng, thường từ nhiệt độ môi trường đến khoảng 85 độ C. Cũng giống như rơle nhiệt độ ở bàn là, nồi cơm điện hay tủ lạnh, rơle nhiệt độ ở bình nóng lạnh cũng có tác dụng tự ngắt khi nhiệt độ đủ cao và ngược lại sẽ đóng điện cấp cho thanh đun nếu nhiệt độ quá thấp.

Vì bình nóng lạnh là loại dùng điện đun nước trực tiếp bằng thanh điện trở, nên rất dễ xảy ra sự cố điện giật chết người bởi người tiêu dùng thường tiếp xúc trực tiếp với nước khi tắm, rửa chân tay, bát đĩa.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước