Tái sinh những thương hiệu Việt "vang bóng một thời"

-Thứ bảy, ngày 19/04/2014 06:14 GMT+7

Kem đánh răng Dạ Lan, Hynos, xà bông Cô Ba, bia Trúc Bạch…các thương hiệu đình đám và được ưa chuộng của thế hệ trước đang lần lượt quay trở lại thị trường. Liệu các thương hiệu này có thể trở lại thời hoàng kim như trước?

Quá khứ vàng son

Kem đánh răng Dạ Lan và Hynos là thương hiệu đầu tiên “tái xuất giang hồ”, đi trước mở đường cho các thương hiệu khác. Giải thích cho việc trở lại thị trường của Dạ Lan, ông Trịnh Thành Nhơn, Tổng giám đốc Công ty Hóa mỹ phẩm Quốc tế ICC cho biết: “Dạ Lan là thương hiệu được người tiêu dùng yêu thích, từng chiếm lĩnh 70% thị phần kem đánh răng nội địa những năm 1993 - 1994. Vì vậy, tôi rất kỳ vọng khi đưa Dạ Lan trở lại thị trường Việt Nam”.

Đồng quan điểm với ông Nhơn, ông Nguyễn Hùng Việt, Chủ tịch HĐQT Công ty CP P/S (trước đây là Giám đốc Công ty Hóa phẩm P/S), cũng quyết định tái sản xuất kem đánh răng Hynos, một sản phẩm từng nổi như cồn vào thập niên 1960, 70 tại miền Nam.

‘ Tiếp theo đó, là Công ty SXTM Phương Đông cũng “cải tử hoàn sinh” của thương hiệu xà bông Cô Ba sau một thời gian dài bị quên lãng. Theo ông Nguyễn Đức Hiệp, Phó giám đốc Công ty, sở dĩ Công ty vẫn tiếp tục sản xuất xà bông Cô Ba bởi nhiều người lớn tuổi vẫn còn ưa dùng. “Và trên hết, chúng tôi muốn bảo tồn một thương hiệu truyền thống khắc sâu lòng người hơn 80 năm qua”, ông Hiệp nói.

Tương tự, sau một thời gian âm thầm rời khỏi thị trường, bia Trúc Bạch – một phần hình ảnh Hà Nội thời bao cấp, cũng được làm sống lại bởi Công ty CP Bia Rượu – Nước Giải Khát Hà Nội (Habeco). Lý do Habeco đưa bia Trúc Bạch quay trở lại là do sản phẩm vẫn đang được người dân Hà Nội nhớ đến.

Hiện thực khắc nghiệt

Sau nhiều năm lặn ngụp, Hynos vẫn chỉ chiếm một số lượng ít ỏi trên kệ siêu thị và ngày càng thu nhỏ thị phần. Dạ Lan đã áp dụng gần như tất cả các chiến lược có thể để bán hàng như đưa sản phẩm tới tận tay người tiêu dùng, giá rẻ hơn từ 10 - 20% nhưng sự đón nhận của thị trường vẫn còn rất dè dặt. Xà bông Cô Ba cũng mới chỉ tái xuất âm thầm và có mặt khiêm tốn trong hệ thống siêu thị Co-opmart.

Doanh nghiệp trong nước đủ sức để cạnh tranh về các dòng sản phẩm đặc trị, khác biệt. Tuy nhiên, bài toán muôn đời là không có quảng cáo thì không ai tin dùng.Các thương hiệu xưa chỉ còn trong tâm trí thế hệ người cao tuổi, trong khi giới trẻ hiện chiếm đến 60% số lượng người tiêu dùng.Những người trẻ này thích sự mới mẻ, thích các sản phẩm được quảng cáo rầm rộ bởi các thần tượng. Chưa kể hiện nay, trên thị trường có quá nhiều sản phẩm để lựa chọn, cạnh tranh cực kỳ gay gắt, tâm lý sính ngoại, xu hướng quốc tế hóa thương hiệu...là những rào cản đối với sự phát triển của những nhãn hàng thuần bản xứ.Đặc biệt nhất vẫn là sự bùng nổ và phát triển của Internet. Ngày nay, chỉ cần một tin đồn thất thiệt xuất hiện, nó ngay lập tức sẽ được lan tỏa mãnh liệt trên Internet, các sản phẩm thuần Việt này sẽ dễ dàng chết yểu vì truyền thông yếu.

Hoa Hồng (Theo Doanh nhân Sài Gòn)

Mọi vấn đề liên quan đến danh tiếng và khủng hoảng thương hiệu, doanh nghiệp và khách hàng liên hệ:

‘Ms. Nguyễn Huyền (Đại diện dịch vụ)

Nhận định: “Sứ mệnh của chúng tôi là đem đến sự an toàn cho các thương hiệu có danh tiếng thông qua dịch vụ bảo vệ danh tiếng thương hiệu trên internet”.

Mobile:0988.435.534

Email: huyennt@netlink.vn

‘Mr. Việt Dũng (Phụ trách kinh doanh)

Nhận định: “Kinh doanh là cạnh tranh, rất dễ có người vì cạnh tranh mà “đốt nhà” mình. Thế nên xử lý khủng hoảng truyền thông xét trên khía cạnh nào đó cũng giống chữa cháy”.

Mobile:0938.355.336

Email: dung.mai@netlink.vn

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước