Nhật Bản bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho nông sản cao cấp

Ngọc Anh (Ban Thời sự)-Thứ sáu, ngày 29/11/2019 11:03 GMT+7

VTV.vn - Bộ Nông nghiệp Nhật Bản sẽ lựa chọn một tổ chức tư nhân trong tài khóa 2020 để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các loại trái cây, cây trồng mới được phát triển ở Nhật Bản.

Nói đến các nông sản đặc sản đắt đỏ của Nhật Bản phải kể tới dưa hấu đen, xoài trứng mặt trời hay nho Ruby roman. Trong bối cảnh mà công nghệ nông nghiệp ở nhiều nước đang phát triển rất nhanh, động thái bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho nông sản cao cấp được kỳ vọng sẽ ngăn chặn việc canh tác trái phép các loại trái cây và cây trồng này ở nước ngoài, đặc biệt là ở châu Á.

Tại một khu chợ chuyên bán hoa quả ở Hong Kong (Trung Quốc) tập trung đủ loại hoa quả đến từ khắp nơi trên thế giới nhưng các loại quả của Nhật Bản thường được ưa chuộng hơn hẳn.

Nắm bắt được nhu cầu như vậy của khách hàng, không ít loại hoa quả cao cấp vốn được phát triển ở Nhật Bản nhưng giờ đã được trồng ở Trung Quốc và Hàn Quốc rồi sau đó đem đi bán ở nước khác như là một sản phẩm của các nước này chứ không phải của xứ sở Mặt Trời mọc.

Theo Bộ Nông nghiệp Nhật Bản, nông dân nước này đã bỏ lỡ cơ hội xuất khẩu do không đăng ký bảo vệ thương hiệu cho các sản phẩm của họ ở nước ngoài.

Trước tình hình trên, Bộ này đã hỗ trợ chi phí đăng ký thương hiệu sản phẩm Nhật Bản ở nước ngoài. Tuy nhiên, đến nay, chỉ có vài chục sản phẩm của quốc gia này được đăng ký thương hiệu ở nước ngoài.

Chính vì vậy, Bộ Nông nghiệp Nhật Bản sẽ lựa chọn một tổ chức tư nhân trong tài khóa tới để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các loại trái cây và cây trồng mới được phát triển ở Nhật Bản. Thêm vào đó, Tổ chức này còn có nhiệm vụ thúc đẩy quan hệ hợp tác cùng với các trang trại ở các quốc gia khác để phát triển các sản phẩm được đánh giá cao của Nhật Bản.

Khu vực Đông Nam Á có nhu cầu lớn về rau quả cao cấp của Nhật Bản. Việc hợp tác với các trang trại ở Australia và các quốc gia khác ở Nam bán cầu để phát triển các sản phẩm được bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ sẽ không chỉ đảm bảo nguồn cung quanh năm để đáp ứng nhu cầu, mà còn giúp duy trì doanh số và mang lại thêm lợi nhuận cho nông dân Nhật Bản.

Năm 2018, kim ngạch xuất khẩu nông sản của Nhật Bản đạt mức cao kỷ lục 8,24 tỷ USD, trong đó, Hong Kong (Trung Quốc) là nhà nhập khẩu nông sản lớn nhất của Nhật Bản.

Nông dân Nhật Bản 'giải cứu' nông sản xấu xí Nông dân Nhật Bản "giải cứu" nông sản xấu xí Mô hình “mỗi làng một sản phẩm” - thay đổi bộ mặt nông nghiệp Nhật Bản Mô hình “mỗi làng một sản phẩm” - thay đổi bộ mặt nông nghiệp Nhật Bản Nhật Bản lựa chọn thị trường nào để tập trung xuất khẩu nông sản? Nhật Bản lựa chọn thị trường nào để tập trung xuất khẩu nông sản?

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước