Bắt đầu từ tháng 7/2020, khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức có hiệu lực, chế độ hợp đồng có thời hạn đối với viên chức sẽ được thực hiện . Điều này đồng nghĩa với việc không còn "biên chế suốt đời" với viên chức.
Quy định này được kỳ vọng là sẽ giúp chấn chỉnh tình trạng chây ỳ, lười đổi mới trong cơ quan nhà nước, hay tư tưởng nhà nước "dễ vào, khó ra" vốn có tư lâu. Tuy nhiên, để quy định này có thể phát huy vai trò đó thì rất cần có cơ chế để kiểm soát quyền lực, nhất là với những người được trao thẩm quyền đánh giá và quyết định ký hợp đồng với lao động.
Với quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức vừa có hiệu lực từ nay, các viên chức sẽ đều phải ký hợp đồng làm việc xác định thời hạn với khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 60 tháng.
Hết thời gian này, đơn vị sử dụng lao động sẽ đánh giá hiệu quả công việc và sẽ quyết định có ký hợp đồng tiếp hay không. Sự thay đổi này sẽ là bước chuyển căn bản trong quản lý viên chức trong toàn bộ máy.
Từ nay, các viên chức sẽ đều phải ký hợp đồng làm việc xác định thời hạn với khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 60 tháng.
Một vấn đề được đặt ra là cần phải có cơ chế đánh giá chính xác, khách quan về mức độ hoàn thành công việc của viên chức làm căn cứ ký tiếp hợp đồng để chống lạm quyền và tiêu cực trong quá trình thực hiện.
Bỏ viên chức suốt đời sẽ tạo ra một động lực để các đơn vị sự nghiệp công đổi mới công tác quản lý nhân sự, nâng cao hiệu quả của bộ máy.
Việc sàng lọc những người yếu kém rồi đây cũng sẽ thuận lợi hơn. Nhưng sự thuận lợi này chỉ có ý nghĩa khi được thực hiện trong một cơ chế minh bạch, không có tiêu cực trong đánh giá và sử dụng viên chức.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!