Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương phát biểu điều hành phiên họp. Ảnh: Doãn Tấn - TTXVN
Đa số đại biểu cho rằng cần thiết phải ban hành Luật này để để điều chỉnh vị trí, chức năng, nhiệm vụ của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
Một số đại biểu cho rằng cần xem xét lại tiêu chuẩn người tham gia lực lượng này với những địa phương là miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Một số đại biểu cho rằng, cần làm rõ nghĩa việc phối hợp của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở, cũng như xác định rõ vị trí, vai trò của lực lượng này là lực lượng quần chúng tự nguyện được vận động, tuyển chọn tham gia các công việc hỗ trợ bán thời gian.
"Tôi kiến nghị rà soát theo hướng làm rõ phạm vi hoạt động trong từng thôn, tổ dân phố do ai trực tiếp lãnh đạo, chỉ huy có gắn trực tiếp với cấp Ủy ban điều hành thôn, tổ dân phố như hiện nay đang thực hiện hay không hay chỉ hoạt động do Công an xã điều hành. Đối với phạm vi hoạt động trên địa bàn cấp xã thì tham gia những hoạt động gì, tính chất, mức độ sao, thường xuyên hay chỉ hoạt động khi được triệu" - bà Nguyễn Thị Ngọc Xuân - đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương phát biểu ý kiến.
Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương Nguyễn Thị Ngọc Xuân phát biểu ý kiến. Ảnh: Doãn Tấn - TTXVN
Về số lượng của lực lượng đảm bảo an ninh trật tự ở cơ sở, một số đại biểu đề nghị nên quy định khung tối đa theo quy mô dân số và không nên đặt nặng vấn đề tăng biên chế. Một số ý kiến đề nghị cần đánh giá kỹ hơn tác động về cơ chế, chính sách về lực lượng này.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!