Bế mạc kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIV

Tạ Hiển-Thứ ba, ngày 17/11/2020 06:12 GMT+7

Toàn cảnh phiên họp của Quốc hội (Ảnh: TTXVN)

VTV.vn - Phiên bế mạc kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIV được Đài Truyền hình Việt Nam truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 vào lúc 14h20 ngày 17/11.

Sau gần 1 tháng làm việc, kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIV chính thức bế mạc vào ngày 17/11.

Buổi sáng, Quốc hội họp riêng, biểu quyết thông qua Nghị quyết về thí điểm quản lý, sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế.

Tiếp đó, Quốc hội thảo luận ở Hội trường về dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội nêu.

Buổi chiều, Quốc hội họp phiên toàn thể tại Hội trường biểu quyết thông qua Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi).

Sau đó, Quốc hội họp phiên bế mạc, biểu quyết thông qua Nghị quyết về ngày bầu cử toàn quốc đối với cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn; Nghị quyết kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV. Sau cùng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu bế mạc kỳ họp.

Phiên bế mạc kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIV được Đài Truyền hình Việt Nam truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 vào lúc 14h20 ngày 17/11.

Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi): Người gây ô nhiễm phải trả tiền

Trước khi họp phiên bế mạc, Quốc hội sẽ tiến hành biểu quyết thông qua Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi).

Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) với 16 chương, 171 điều, được đánh giá là có rất nhiều quy định mới so với Luật Bảo vệ môi trường hiện hành có hiệu lực từ năm 2014.

Bế mạc kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIV - Ảnh 1.

Các đại biểu Quốc hội sẽ bấm nút biểu quyết thông qua Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) (Ảnh: TTXVN)

Dự thảo được kỳ vọng sẽ tạo ra cuộc cách mạng trong bảo vệ môi trường hướng đến mục tiêu người dân được sống trong môi trường trong lành.

Một trong những điểm nổi bật trong Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi), đó là chủ cơ sở sản xuất thuộc loại hình sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường có trách nhiệm nghiên cứu, áp dụng công nghệ tốt nhất hiện có để ngăn ngừa, kiểm soát ô nhiễm và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.

Việc thu phí xử lý rác thải được tính theo khối lượng trên quan điểm: Người gây ô nhiễm phải trả tiền; Người nào xả nhiều rác sẽ phải trả nhiều tiền nhằm phân loại rác thải tại nguồn, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn.

Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) cũng có nhiều cơ chế để cụ thể hóa các quy định về ứng phó biến đổi khí hậu, các chính sách về tín dụng xanh để huy động đa dạng các nguồn lực xã hội cho bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.

Trước khi được Quốc hội xem xét thông qua, dự thảo Luật đã được hoàn thiện theo ý kiến chỉ đạo của Ủy ban thường vụ Quốc hội, ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, các cơ quan, tổ chức, nhà khoa học...

Những điểm mới trong Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) Những điểm mới trong Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi)

VTV.vn-Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) với 16 chương, 171 điều, được đánh giá là có rất nhiều quy định mới so với Luật Bảo vệ môi trường hiện hành có hiệu lực từ năm 2014.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước