Mọi chủ trương đều hướng đến giảm nghèo bền vững

Ban Thời sự-Thứ bảy, ngày 03/06/2023 21:01 GMT+7

VTV.vn - Nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng tiếp tục khẳng định công tác giảm nghèo luôn được Đảng ưu tiên, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm.

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đề ra "tỷ lệ nghèo đa chiều duy trì mức giảm 1-1,5 %/năm". Đây là quyết tâm cao của Đảng và Nhà nước, cùng sự nỗ lực không ngừng và tinh thần tự chủ, khát vọng vươn lên thoát nghèo của mỗi cá nhân, cộng đồng dân cư.

Nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng tiếp tục khẳng định công tác giảm nghèo luôn được Đảng ưu tiên, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, đồng thời nhất quán tập trung các nguồn lực cho giảm nghèo. Hơn 2 năm qua, hàng triệu hộ dân không chỉ thoát nghèo mà còn có tích lũy.

Mọi chủ trương đều hướng đến giảm nghèo bền vững - Ảnh 1.

Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng tiếp tục xác định công tác giảm nghèo bền vững là chủ trương lớn, nhất quán, xuyên suốt trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước.

Nửa nhiệm kỳ qua, các cấp uỷ, tổ chức Đảng luôn tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, cùng với sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực của toàn dân, công tác giảm nghèo đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật. Nhiều địa phương đã thành công trong công tác giảm nghèo.

Mọi chủ trương đều hướng đến giảm nghèo bền vững - Ảnh 2.

Năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm khoảng 1,2%, đạt mục tiêu được Quốc hội giao. Tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm hơn 3%/năm. Tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm từ 4-5%/năm.

Hơn 2 năm qua, tiếp tục thực hiện Chỉ thị 40 theo kết luận số 06 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, ngân sách các địa phương đã dành trên 34 nghìn tỷ đồng để hỗ trợ cho vay giảm nghèo; gần 590.000 tỷ đồng đã được cho vay cho gần 18,3 triệu lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo, tạo việc làm cho gần 3,3 triệu lao động.

Mọi chủ trương đều hướng đến giảm nghèo bền vững - Ảnh 3.

Các nguồn lực, vốn chính sách cho giảm nghèo được cụ thể hóa bằng với 3 chương trình mục tiêu quốc gia; Chính sách giảm nghèo đã chuyển mạnh từ xóa "cho không sang cho vay", cho "cần câu chứ không cho con cá".

Năm 2022, lần đầu tiên Bộ Chính trị đã ban hành 6 Nghị quyết về phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh 6 Vùng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; trong đó đã có 5 vùng khó khăn là Trung du, miền núi Bắc Bộ; Đồng bằng sông Cửu Long; vùng Tây Nguyên; vùng Đông Nam Bộ; vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ. Các nghị quyết định hướng giảm nghèo và tăng trưởng của từng vùng, gắn liền với liên kết vùng để phát triển kinh tế.

Phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương giữa nhiệm kỳ khóa XIII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ ra định hướng giảm nghèo trong thời gian tới là giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững; ưu tiên bố trí nguồn lực thực hiện các chương trình, đề án, chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước