Việt Nam tích cực, chủ động hội nhập quốc tế

Ban Thời sự-Thứ tư, ngày 02/09/2020 08:21 GMT+7

VTV.vn - Việt Nam không chỉ biết đến là một đất nước mạnh mẽ, vững vàng đứng lên sau 2 cuộc kháng chiến giành độc lập mà còn là hình ảnh của một đất nước chủ động hội nhập quốc tế.

Nửa đầu năm 2020, Việt Nam đảm nhận thành công nhiệm vụ kép, vừa dẫn dắt ASEAN đương đầu dịch bệnh COVID-19 trên cương vị Chủ tịch luân phiên, vừa đảm nhiệm thành công cương vị Chủ tịch tháng của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Đây là một bước tiến khẳng định uy tín và vị thế quốc tế ngày càng lớn mạnh của Việt Nam.

Ông Kamal Malhotra, Điều phối viên thường trú Liên Hợp Quốc tại Việt Nam cho biết: "Ngay tuần đầu tiên trên cương vị Chủ tịch HĐBA, chính trị quốc tế bất ổn, dẫn đến những lịch trình họp dày đặc vào tháng 1. Việt Nam đã chủ trì cuộc thảo luận mở cấp Bộ trưởng được các nước đánh giá rất cao. Quan trọng hơn là 4 nghị quyết đã được thông qua trong tháng đó, liên quan đến những vấn đề rất khó như tình hình ở Syria, Yemen, Libya.

Bắt nhịp xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hóa thương mại, từ năm 1986 đến nay, Việt Nam đã tiến hành công cuộc đổi mới, đẩy mạnh hội nhập quốc tế. Từ chủ trương "muốn là bạn" đến "sẵn sàng là bạn", rồi "là bạn, là đối tác tin cậy", là "thành viên có trách nhiệm" của cộng đồng quốc tế.

Ông Vũ Khoan, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh: "Từ sau Cách mạng tháng Tám chúng ta đã làm được 4 sự nghiệp rất lớn. Sự nghiệp thứ nhất là giành lại độc lập cho đất nước. Sự nghiệp thứ hai là tiến hành các cuộc kháng chiến để bảo vệ và thống nhất Tổ quốc. Sự nghiệp thứ ba là đổi mới từ nước nghèo thành nước có thu nhập trung bình. Sự nghiệp thứ tư là từ chỗ không có tên trên bản đồ trở thành một đất nước có vai trò rất xứng đáng ở khu vực và trên thế giới".

Việt Nam tích cực, chủ động hội nhập quốc tế - Ảnh 1.

Hình ảnh một Việt Nam chủ động và tích cực hội nhập quốc tế đã liên tục được củng cố nhờ chủ trương đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa. Từ bước chập chững ban đầu khi gia nhập ASEAN năm 1995, chúng ta đã có những bước tiến lớn, trở thành thành viên có đóng góp tích cực của Diễn đàn hợp tác Á-Âu ASEM, Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), rồi là Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Việt Nam giờ là đối tác chiến lược và đối tác toàn diện của 30 nước, trong đó có tất cả các nước lớn ở châu Á - Thái Bình Dương và 5 nước Ủy viên thường trực Hội đồng bảo an LHQ. Được tín nhiệm lựa chọn là nơi tổ chức nhiều hội nghị quan trọng có tầm cỡ khu vực và toàn cầu như Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN hay gần đây nhất là Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên.

Cho tới nay, đã có trên 70 quốc gia và vùng lãnh thổ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Ngân hàng Thế giới dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2020 đứng thứ 5 thế giới bất chấp dịch bệnh.

Với thế và lực đang ngày càng được nâng cao, Việt Nam đang thể hiện đủ sức gánh vác trách nhiệm lớn hơn trên trường quốc tế. Đó là những giá trị lớn, thể hiện sức mạnh mềm của dân tộc.

[INFOGRAPHIC] Kinh tế Việt Nam liên tục cải thiện thứ hạng, đạt những đỉnh mới [INFOGRAPHIC] Kinh tế Việt Nam liên tục cải thiện thứ hạng, đạt những đỉnh mới

VTV.vn - Môi trường kinh doanh, chỉ số đổi mới sáng tạo, xếp hạng năng lực cạnh tranh của Việt Nam được cải thiện qua từng năm.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước