Sàn UPCOM dậy sóng: Nhiều rủi ro

Lê Hương-Thứ tư, ngày 04/12/2013 11:59 GMT+7

 Thời gian gần đây, khi hàng loạt cổ phiếu bị hủy niêm yết khỏi 2 sàn chứng khoán chính là HOSE và HNX và buộc phải xuống giao dịch tại sàn này thì UPCOM đã dậy sóng.

Sàn chứng khoán UPCOM - nơi dành cho các DN đại chúng chưa niêm yết giao dịch từ lâu rất èo uột, mỗi ngày thanh khoản chỉ vài chục ngàn cổ phiếu, giá trị vài chục triệu cho đến hơn trăm triệu đồng. Tuy nhiên, thời gian gần đây, khi hàng loạt cổ phiếu bị hủy niêm yết khỏi 2 sàn chứng khoán chính là HOSE và HNX và buộc phải xuống giao dịch tại sàn này thì UPCOM đã dậy sóng. Không ít nhà đầu tư đang bị cuốn vào những con sóng này, chúng có thật sự hấp dẫn hay tiềm ẩn nhiều rủi ro?

Anh Cấn Văn Trọng, một nhà đầu tư vốn không bao giờ giao dịch trên UPCOM, nhưng thời gian gần đây, thấy lượng tiền vào sàn này nhiều, giá cổ phiếu tăng mạnh, anh đã xuống tay mua vào những cổ phiếu bị hủy niêm yết từ hai sàn HOSE và HNX. Anh cho biết: “Mức giá tăng nhanh với những cổ phiếu nhỏ thì tỷ lệ lợi nhuận kiếm được rất cao, ví dụ những mã như vừa rồi VKP hay STL, nhà đầu tư tham gia giữa sóng cũng kiếm được 20-30%”.

Đó là giữa sóng, còn thực tế những cổ phiếu này đã tăng đến cả trăm phần trăm. Điển hình như STL của công ty Sông Đà Thăng Long tăng từ 2000 lên 6000 đồng trong vòng hơn 10 ngày. VKP của Nhựa Tân Hóa cũng tăng gần gấp đôi sau nửa tháng.

Hàng loạt cổ phiếu hủy niêm yết khác như NOS, VTA, DTC sau khi giao dịch lại trên UPCOM đều có mức tăng từ 70% đến vài trăm phần trăm. Mức tăng này khiến nhiều nhà đầu tư không màng đến thực tế chúng đều là những cổ phiếu từng phải rời sàn vì kết quả hoạt động rất kém.

Nhiều người cho rằng, cổ phiếu hủy niêm yết thanh khoản trở lại và giá tăng gấp 2, gấp 3 là do sắp có tin tốt hoặc tình hình kinh doanh cải thiện. Tuy nhiên sau khi phân tích kỹ, các chuyên gia khẳng định, các cổ phiếu này về cơ bản chưa có gì tốt mà tăng giá vì những nguyên nhân khác.

Việc UPCOM sôi động sau nhiều ngày ảm đạm và nhiều cổ phiếu hủy niêm yết có thanh khoản trở lại là một diễn biến tích cực đối với thị trường. Tuy nhiên nếu các nhà đầu tư chỉ chạy theo lợi nhuận mà không tìm hiểu kỹ về DN, có thể bị kẹt ở mức giá cao và đối diện nguy cơ mất vốn nếu chẳng may DN không được cải thiện mà phá sản.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước