Bà Kelsey Davenport - Chuyên gia về hạt nhân, Hiệp hội Kiểm soát Vũ khí Mỹ cho rằng cuộc gặp là một quyết định vội vã trước khi họ nhận ra Triều Tiên chưa thể chấp nhận yêu cầu phi hạt nhân hóa hoàn toàn của Mỹ.
Mặt khác, từ thời còn là một doanh nhân, Tổng thống Donald Trump vốn nổi tiếng với chiến thuật "cho đối phương thấy họ cần thỏa thuận hơn mình". Khẳng định vị thế cao hơn trong cuộc đối thoại là thông điệp mà nhiều chuyên gia cho rằng ông Trump muốn gửi tới qua quyết định trên.
Trong khi đó, ông David Pressman - Nguyên Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc nhận định Triều Tiên cần cuộc gặp này hơn Mỹ nên có lẽ tỏ ra khó đoán và không do dự là cách ông Trump nhấn mạnh điều này.
Các diễn biến tiếp theo được dự đoán có thể xảy ra theo nhiều hướng. Cả hai bên có thể cùng quyết định trì hoãn cuộc gặp cho đến khi khoảng cách về vấn đề hạt nhân hóa được thu hẹp. Đây là trường hợp thường xuyên được ghi nhận trong lịch sử ngoại giao. Thế nhưng, tệ hơn, một đồng thuận chung có thể không bao giờ đạt được.
Ông Vipin Narang, chuyên gia về hạt nhân, Đại học MIT, Mỹ dự đoán: "Căng thẳng sẽ lên cao nhanh như lúc hạ nhiệt và chúng ta lại quay về năm 2017. Triều Tiên sẽ tiếp tục thử hạt nhân và Mỹ sẽ tiếp tục gia tăng trừng phạt. Ở thời điểm này, mọi diễn biến vẫn là rất khó đoán".
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!