Tranh chép không chép hoàn toàn tác phẩm, kích thước to hơn hoặc nhỏ hơn tranh gốc và đặc biệt là không có chữ ký. Trên thực tế, việc tổ chức chép tranh hiện nay vẫn còn nhiều lỏng lẻo, tranh chép không xác định tác giả, người đặt hàng và người chép tranh chỉ là quan hệ cung cầu chứ không chịu trách nhiệm ràng buộc pháp lý về bản quyền.
Chép tranh của ai, chép để làm gì? Điều này hầu như những người chép tranh không biết được. Nhà nghiên cứu mỹ thuật Phạm Long cũng khẳng định việc quản lý và tổ chức hoạt động chép tranh như hiện nay đang tạo điều kiện thuận lợi cho giới làm tranh giả.
Không chỉ dễ bị lợi dụng làm giả tranh, việc thiếu thông tin xung quanh mẫu tranh chép còn khiến người chép vi phạm quy định về bản quyền.
Việc chép tranh phải có thỏa thuận với các tác giả bằng các hợp đồng dân sự nếu mà các tác giả còn sống. Mặc dù quy định là vậy nhưng hiện thực hóa những điều này vẫn còn nhiều gian nan bởi đến nay vẫn chưa có một chế tài xử lý nghiêm vi phạm sao chép tranh.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!