Khó quản lý tình trạng tranh chép một cách "vô tội vạ"

Trung tâm Tin tức VTV24-Chủ nhật, ngày 08/10/2017 14:04 GMT+7

VTV.vn - Nhiều họa sĩ đang rất bức xúc trước tình trạng các tác phẩm của mình bị sao chép một cách vô tội vạ.

Chỉ với 800 nghìn đồng - 1 triệu đồng là có thể sở hữu những bức tranh của các danh họa nổi tiếng. Trái với sự ủng hộ của người tiêu dùng thích tranh rẻ, nhiều họa sĩ lại kịch liệt phê phán nạn tranh chép không bản quyền, bởi vì ranh giới giữa tranh chép và tranh giả đôi khi rất mong manh. Tuy nhiên, thật khó để xử lý vấn nạn này khi mà luật sở hữu trí tuệ còn chưa được áp dụng triệt để.

Cuối tháng 6 vừa qua, nữ họa sĩ Trần Thùy Linh đã bức xúc viết lên Facebook về việc, nhiều bức tranh của chị bị nhái, từ phong cách tới bố cục. Thậm chí, tranh bị sao chép cả chữ ký và được chào bán rộng rãi trên các trang mạng nghệ thuật.

Không riêng Thùy Linh, nhiều họa sĩ cũng rất bức xúc trước việc các tác phẩm của mình bị sao chép vô tội vạ. Hôm nay mới trưng bày ở triển lãm, hôm sau rất có thể đã nằm ở bất cứ phòng tranh nào với số lượng hàng chục bản.

Họa sĩ không đủ điều kiện để đi đăng ký tác quyền, ngay đến cả Hội Mỹ thuật thành phố cũng coi đó là chuyện xưa nay, tranh có đẹp mới bị chép. Ranh giới từ tranh chép đến tranh giả rất mong manh, các họa sĩ đành phải nghĩ ra cách riêng để bảo vệ tác phẩm của mình.

Theo luật sư Phan Vũ Tuấn, việc sao chép các tác phẩm tranh là vi phạm quyền tác giả và hoàn toàn có thể xử lý theo luật pháp. Tuy nhiên, chính các họa sĩ lại chưa quan tâm đến quyền lợi của mình.

Luật sư Phan Vũ Tuấn cũng bày tỏ, nên có bên thứ 3, đại diện cho các họa sĩ để bảo vệ quyền lợi, tránh việc cả người vẽ lẫn người sử dụng đều chưa có cái nhìn đúng đắn về những bức tranh chép.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!

Từ khóa:

tranh chép

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước