Sự thích ứng này không những giúp cho họ trụ lại được với đòi hỏi mới của công việc mà còn mang lại thu nhập tốt hơn.
Anh Dũng từng là thợ wash quần áo bằng kỹ thuật thủ công, một công đoạn cuối của dệt may để mài, tạo kiểu và màu sắc thời trang cho quần áo. Khác hẳn 10 năm trước, hiện anh là một trong những thợ chính dạy robot làm wash, một trong những công đoạn chính để tạo ra những sản phẩm thời trang có màu sắc và chi tiết khó, đòi hỏi kỹ thuật cao đáp ứng được những đơn hàng xuất khẩu sang những thị trường khó tính.
Trước xu hướng thay đổi của thời trang cùng với những đơn hàng xuất khẩu của khách hàng ngày càng khó tính, anh Đoàn được cử đi học những công nghệ mới nhất trong thiết kế, in lazer và công nghệ ozon. Sau 2 năm, giờ đây có thể điều khiển máy in lazer để phối màu, tạo nên những chi tiết mà bằng sức người không thể làm được.
Trở thành những công nhân có tay nghề cao, trong một DN dệt may chuyên xuất khẩu sang thị trường khó tính như châu Âu, Nhật Bản, những công nhân như anh Dũng, anh Đoàn giờ không chỉ tự tin vào tay nghề, có mức thu nhập tốt mà còn trở thành lao động mà nhiều nơi tìm kiếm.
Công nghệ phát triển đòi hỏi của ngành dệt may và thời trang ngày càng khắt khe, DN buộc phải thay đổi, đổi mới công nghệ. Tuy nhiên, DN chịu áp lực cạnh tranh nguồn nhân lực chất lượng cao với cả thị trường lao động nước ngoài và doanh nghiệp FDI trong nước.
Trước thách thức thiếu hụt lao động có tay nghề cao, việc hợp tác giữa DN và trường học được đặt ra. Thế nhưng ở đây cũng lại đang có vấn đề khi mà khoảng cách giữa đào tạo lao động và nhu cầu tuyển dụng lại rất lớn.
Hiện nay, chỉ có khoảng 11% lao động Việt Nam có kỹ năng tay nghề cao. Còn lại, kể cả đã được đào tạo nghề, song lao động của Việt Nam vẫn thiếu hụt những kỹ năng mềm cần thiết như ngoại ngữ, tác phong làm việc cũng như khả năng thích ứng trong môi trường làm việc mới.
Sự thiếu thích ứng của người lao động, kể cả đã qua đào tạo có nguyên nhân chính từ việc có độ vênh giữa các chương trình đào tạo và thực tế. Tại TP.HCM, đã có một số trường đào tạo nghề đã phải thay đổi bằng cách đưa giảng viên đến các DN để cập nhật xu hướng công nghệ. Đây là giải pháp rút ngắn khoảng cách giữa đào tạo với nhu cầu thị trường.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!