Mơ hồ về trách nhiệm bảo vệ cổ vật

Diệu Linh - Chu Thanh - Đức Tiến (Trung tâm Tin tức VTV24)-Chủ nhật, ngày 14/10/2018 19:34 GMT+7

VTV.vn - Liệu việc bảo vệ cổ vật, hiện vật, đồ thờ tại di tích có đang bị lỏng lẻo, có hay không sự thiếu quan tâm của những người đang trực tiếp trông coi, quản lý?

Chùa Linh Tiên Quán được công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia từ năm 1990. Người dân ở thôn Cao Xá, xã Đức Thượng, huyện Hoài Đức, Hà Nội rất bức xúc trước việc trụ trì chùa Linh Tiên Quán đã tự ý hạ 3 đôi câu đối cổ hơn 100 năm tuổi của chùa đem đi sửa chữa, dẫn đến việc bị kẻ gian đánh tráo. Khi 3 câu đối được các đối tượng rao bán trên Zalo và được một người dân trong làng phát hiện, sự việc mới bị vỡ lở. Đến nay, tuy 3 câu đối đã được tìm lại nhưng người dân vẫn chưa nguôi ngoai.

Theo Luật Bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, Ban quản lý di tích phải lập hồ sơ và phải được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt. Trong quá trình thực hiện phải có sự giám sát của cộng đồng dân cư nơi có di tích và tổ chức cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, việc tổ chức thi công tu bổ di tích phải có ít nhất 3 người với chứng chỉ hành nghề thi công tu bổ di tích. Tuy nhiên, trụ trì chùa Linh Tiên Quán đã "trót" bỏ qua nguyên tắc này.

Chính quyền địa phương khẳng định đã tập huấn đầy đủ trên địa bàn về các quy định tu bổ, bảo vệ cổ vật. Nói cách khác, trách nhiệm hoàn toàn thuộc về nhà chùa.


Báo động vấn nạn trộm cắp cổ vật tại các di tích Báo động vấn nạn trộm cắp cổ vật tại các di tích

VTV.vn - Trộm cắp cổ vật trong các di tích là vấn nạn xảy ra từ rất nhiều năm nay.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước