Dịch tả lợn châu Phi hiện đã có mặt ở 18 tỉnh, thành phía Bắc với số lợn tiêu hủy lên đến hơn 23.400 con. Mới đây, dịch đã xâm nhập Thừa Thiên - Huế, nâng tổng số tỉnh thành có dịch tả lợn châu Phi lên 19 tỉnh, thành. Câu hỏi đang được đặt ra lúc này là làm thế nào để ngăn chặn dịch lây lan sang các tỉnh phía Nam và làm thế nào để người tiêu dùng hiểu cho đúng bản chất của dịch để chọn và sử dụng thịt lợn an toàn, đúng cách?
Như thường lệ, vào chiều mỗi ngày, bà Lan (quận Bình Thạnh, TP.HCM) lại ra chợ chuẩn bị bữa tối. Bà chọn thịt heo là món ăn cho cả nhà. Mấy hôm nay bà có biết thông tin về dịch tả heo châu Phi, nhưng sau khi tìm hiểu kỹ dịch này không lây qua người bà vẫn chọn thịt lợn là thực phẩm chính của gia đình.
Cũng như bà Lan, nhiều người tiêu dùng vẫn chọn thịt heo bởi tính tiện dụng, dễ chế biến. Nhưng để đảm bảo an toàn hơn, thay vì có thể mua thịt heo ở bất kì đâu nay họ chỉ chọn mua ở những địa điểm quen thuộc và có độ tin cậy về nguồn gốc.
Theo các tiểu thương, nửa tháng nay sức tiêu thụ có phần giảm, song với việc thịt có truy xuất rõ ràng, đảm bảo chất lượng vẫn được người tiêu dùng sử dụng.
Hiện nay gần 80% thịt heo tiêu thụ ở TP.HCM là nhập từ các tỉnh về. Việc e ngại của người dân là có cơ sở. Tuy nhiên, với việc kiểm soát nghiêm ngặt, đảm bảo được nguồn thịt sạch người tiêu dùng sẽ không quay lưng với thịt lợn.
Bị phạt tiền nếu giấu dịch tả lợn châu Phi VTV.vn - Giấu dịch, không khai báo, khai báo không kịp thời khi có lợn bệnh hoặc chết; buôn bán, vận chuyển, chế biến lợn bệnh, nghi có bệnh hoặcchết… sẽ bị phạt nặng bằng tiền.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!