Thi tốt nghiệp THPT: Đổi tên nhưng không đổi chất lượng

Trung tâm TIn tức VTV24-Thứ năm, ngày 23/04/2020 14:23 GMT+7

VTV.vn - Kỳ thi THPT vẫn được tổ chức nhưng với mục đích chính là để công nhận tốt nghiệp cho học sinh lớp 12, còn việc tuyển sinh đại học sẽ do các trường tự chủ.

Ngày 22/4, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ thông tin, năm nay, Bộ không tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia mà tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT, dự kiến vào cuối tháng 8. Mục đích chính của kỳ thi này là xét tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên, theo tinh thần tự chủ tuyển sinh, kết quả của kỳ thi cũng có thể được các trường đại học, cao đẳng sử dụng.

Chính vì thế, trong khi học sinh thở phào trước thông tin đề thi THPT 2020 dễ hơn, chủ yếu để xét tốt nghiệp thì các cơ sở đào tạo lại dấy lên băn khoăn như thiếu tính phân hóa hay liệu có đảm bảo công bằng trong khâu tổ chức thi?

Là trường đại học công lập theo mô hình đào tạo quốc tế, nhiều năm qua, Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội luôn tiến hành tuyển sinh theo 2 hình thức. Đó là tuyển sinh trực tiếp bằng cách xét học bạ và phỏng vấn và xét kết quả của kỳ thi THPT Quốc gia.

Năm nay, trong bối cảnh dịch COVID-19 kéo dài, dù có những điều chỉnh về lịch của các đợt tuyển sinh nhưng phương thức của trường vẫn được giữ vững ngay cả nếu kỳ thi THPT Quốc gia được đổi tên là kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Các năm trước, trung bình, Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội tuyển được khoảng 20% chỉ tiêu từ việc xét kết quả của kì thi THPT Quốc gia. Theo khảo sát của phóng viên VTV24, đến thời điểm này, theo tinh thần tự chủ, vẫn có nhiều trường đại học và cao đẳng có nguyện vọng sử dụng kết quả của kỳ thi tới đây để tuyển sinh. Nhưng trên thực tế, phương án này của các trường dễ gặp khó nếu kỳ thi vì mục đích chính là xét tốt nghiệp mà thiếu đi tính phân hóa người học.

Trong khi đó, cùng với việc đổi tên, công tác tổ chức thi cũng có sự điều chỉnh. Việc UBND các tỉnh, thành phố sẽ được giao chủ trì tổ chức kỳ thi cho học sinh của từng địa phương đang dấy lên những băn khoăn lo ngại.

Đổi tên kỳ thi nhưng không đổi chất lượng hiện là mong mỏi lớn nhất từ phía cả học sinh và cơ sở đào tạo. Bởi nếu không tổ chức, giám sát tốt sự thay đổi này sẽ kéo theo những xáo trộn trong một năm học vốn đã nhiều biến động.

Kỳ thi THPT sẽ được tổ chức muộn hơn mọi năm, dự kiến vào tháng 8/2020. Dù đã thống nhất sẽ không tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia như mọi năm mà tổ chức kỳ thi tốt nghiêp THPT nhưng Bộ GD&ĐT vẫn đang tiếp thu ý kiến, hoàn thiện phương án tổ chức kỳ thi, sớm báo cáo Chính phủ, Thủ tướng.

Chiều 22/4, tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, sau khi nghe Bộ trưởng Bộ GD&ĐT trình bày, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chấp thuận với đề xuất về phương án tổ chức kỳ thi năm nay. Theo đó, Bộ GD&ĐT sẽ không tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia mà tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT, dự kiến vào cuối tháng 8.

Mục đích của kỳ thi tốt nghiệp THPT là tổ chức an toàn, nghiêm túc; lấy kết quả để xét công nhận tốt nghiệp THPT và đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông, từ đó điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học trong các nhà trường. Kết quả của kỳ thi cũng có thể được các trường đại học, cao đẳng sử dụng theo tinh thần tự chủ tuyển sinh.

Các giải pháp giám sát chất lượng thi THPT Các giải pháp giám sát chất lượng thi THPT Kỳ thi THPT Quốc gia 2020 không dùng làm căn cứ để các trường đại học xét tuyển Kỳ thi THPT Quốc gia 2020 không dùng làm căn cứ để các trường đại học xét tuyển Các giải pháp đảm bảo tính khách quan của kỳ thi THPT Quốc gia Các giải pháp đảm bảo tính khách quan của kỳ thi THPT Quốc gia

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước