Những người tình nguyện tham gia nghiên cứu được cho xem một phóng sự không có thật về chiến dịch chống phá thai. Ngay lập tức, gần nửa số người trong nhóm này tuyên bố đã nhìn thấy chuyện này ở ngoài đời thật. Kết quả này cho thấy khi tin sai sự thật được lan truyền, nhiều người sẽ tin và lưu giữ lại trong ký ức, kể cả khi họ được thông báo rằng tin đó là bị đặt họ cũng không tin.
Nghiên cứu này một lần nữa khẳng định kết quả của những nghiên cứu trước.
Tiến sỹ Gillian Murphy, Đại học Cork, Ireland cho biết: "Ký ức là một quá trình tái dựng và chúng ta rất dễ bị ảnh hưởng nếu có ai đó nói khác đi mà chúng ta cũng không ý thức được".
Bà Amy Sippitt, Tổ chức kiểm chứng thông tin Full Fact, Anh chia sẻ: "Kết quả nghiên cứu này cho thấy một khi có gì đó đã vào trí nhớ của chúng ta rồi thì rất khó để chỉnh lại. Vì thế nên cần phải xử lý tận gốc các thông tin xấu để chặn chúng xuất hiện ngay từ đầu".
Hiện Facebook và các mạng xã hội khác đang tìm cách chống tin giả bằng cách gia tăng sự xuất hiện của những tin trong cùng chủ đề để người dùng có nhiều dữ liệu để đánh giá. Các mạng xã hội cũng đóng các tài khoản được đánh giá là có mục đích tuyên truyền, rêu rao thông tin có chủ ý.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!