1. Thụ thai không cần trứng hay tinh trùng
Mới đây, các nhà khoa học Anh đã công bố thông tin tìm ra kỹ thuật giúp hai người đàn ông có thể có con với nhau mà không cần đến trứng của phụ nữ. Theo tin tức của Telegraph, kỹ thuật trên đã thành công trên chuột, mở ra lối đi mới cho phương pháp điều trị vô sinh hiếm muộn, cũng như giúp cho những cặp đôi nam-nam có thể có con.
Đầu năm 2016, các nhà khoa học Trung Quốc cũng đã "sản xuất" thành công những chú chuột con từ tinh trùng bằng tế bào gốc, mở ra một chương mới cho điều trị hiếm muộn các cặp vợ chồng hiện nay.
2. Thuốc kháng sinh mới có thể tiêu diệt cả virus
Một loại kháng sinh mới có tên gọi là teixobactin, được nghiên cứu bởi một nhóm các nhà nghiên cứu từ Đức và Mỹ. Hiệu quả của thuốc kháng sinh mới được chứng minh là chống lại một số vi khuẩn và virus mà trước đây đã có khả năng kháng lại thuốc kháng sinh cổ điển.
3. Cục não Busting
Một công cụ mới, siêu nhỏ để phá tan các cục máu đọng trong não sẽ là "một thay đổi lớn trong cuộc chiến chống lại bệnh đột quỵ".
Mặc dù, trước đây đã có các loại thuốc có tác dụng làm tan huyết khối dùng để điều trị cho những bệnh nhân có nguy cơ bị đột quỵ. Nhưng tác dụng của nó còn hạn chế và không triệt để. Việc sử dụng cục Busting siêu nhỏ vào các động mạch trong não bộ sẽ giúp lấy đi toàn bộ các cụ máu đông.
Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ đã đưa ra thiết bị y học này và khuyến cáo rằng đó sẽ là thiết bị tiềm năng nhất, sau khi được nghiên cứu hoàn chỉnh nó sẽ giúp các bệnh nhân mau chóng trở lại cuộc sống bình thường.
4. Chỉnh sửa gen từ phôi thai người
Nhà khoa học Thụy Điển Fredrik Lanner - người tiến hành thử nghiệm chỉnh sửa gen từ phôi thai người – đã hi vọng nghiên cứu này sẽ mở ra triển vọng trong việc ngăn ngừa một số căn bệnh do di truyền.
Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã thành công chỉnh sửa, loại bỏ những gen có hại từ DNA của người. Công nghệ mạnh mẽ về gen đã cho phép các nhà khoa học dễ dàng điều chỉnh hoặc chỉnh sửa DNA. Công nghệ này gần đây đã được sử dụng để diệt trừ bệnh bạch cầu của một đứa trẻ người Anh bằng cách cho các tế bào miễn dịch từ gen sửa chống lại dịch bệnh. Điều này có thể đại diện cho một bước tiến lớn hướng tới điều trị các bệnh khác, bao gồm cả điều chỉnh đột biến gen gây bệnh di truyền. Tuy nhiên, các nhà đạo đức và khoa học lo lắng công nghệ này cũng có thể được sử dụng để làm thay đổi đặc tính vì lý do phi y tế.
5. Vaccine chống ung thư
Hệ thống miễn dịch của cơ thể có thể đẩy lùi vi khuẩn gây nhiễm trùng, vậy nó có thể chống lại các tế bào ung thư? Đó cũng là ý tưởng để các nhà khoa học nghiên cứu loại vaccine miễn dịch chống ung thư mới.
Hệ thống miễn dịch sẽ được "đào tạo" để sử dụng chức năng tiêu diệt các tế bào ung thư mà không làm tổn hại đến các tế bào khỏe mạnh. Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã phê chuẩn cho loại vaccine này để điều trị ung thư tiền liệt tuyến và u ác tính.
Nghiên cứu hiện nay đang tập trung vào việc ghép nối 2 loại vaccine mới và cũ, bao gồm chủng ngừa uốn ván với một vaccine ung thư mới để điều trị u nguyên bào xốp, một loại ung thư não. Những người được chủng ngừa đã sống lâu hơn 7 năm so với những người không được chủng ngừa. Một loại vaccine được mong đợi nhất là vaccine ung thư phổi hiện đã xuất hiện ở Cuba. Các nhà khoa học ở đây đang tiếp tục tiến hành những thử nghiệm lâm sàng để hoàn thiện nó.
6. Quan sát được virus viêm gan C
Gần một thế kỷ sau khi được phát hiện, virus viêm gan C đã được quan sát lần đầu tiên bằng một kính hiển vi điện tử, do các nhà khoa học từ Viện quốc gia de la Santé et de la Recherche Médicale (INSERM) tại Pháp thực hiện. Các nhà nghiên cứu tin rằng, phát hiện này mở ra con đường hướng tới nghiên cứu để sản xuất ra một loại vaccine dành cho bệnh viêm gan C.
7. Thuốc tránh thai cho nam giới
Đã từ lâu, việc tránh thai dài hạn vẫn là trách nhiệm của người phụ nữ. Tuy nhiên, năm 2016 đã đánh dấu bước tiến mới trong việc này, khi các nhà khoa học đưa ý tưởng kiểm soát nội tiết tố nam để tránh thai thành hiện thực.
Tháng 3/2016, các nhà nghiên cứu của trường đại học Minnesota (Mỹ) đã công bố những phát hiện mới nhất trong việc thay đổi cấu trúc hóa học của thuốc tránh thai dành cho nam giới, nhằm mang lại hiệu quả cao hơn, với tỷ lệ thành công là 96%.
Nhóm chuyên gia tới từ đại học Wolverhampton (Anh) cũng đã có nhiều phát hiện mới trong việc tránh thai bằng hợp chất Peptide, với tác dụng ngăn tinh trùng gặp trứng. Họ hi vọng loại thuốc này sẽ được thử nghiệm và áp dụng rộng rãi trong vòng 3 năm tới.
8. Vaccine ngừa HIV
Tháng 4/2016, cuộc chiến chống lại căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS đã bước sang một giai đoạn mới khi các nhà nghiên cứu tại Viện quốc gia về các bệnh dị ứng và truyền nhiễm (Mỹ) tìm ra một mũi tiêm duy nhất ngừa virus HIV. Sau kết quả thí nghiệm tương đối khả quan trên khỉ, các nhà khoa học hi vọng loại vaccine này sẽ sớm được sản xuất và áp dụng rộng rãi trong vòng 3 năm tới.
Tháng 11/2016, một đợt thử nghiệm vaccine ngừa virus HIV trên quy mô lớn đã được tiến hành tại Nam Phi. Loại vaccine với tên gọi RV144 đã được nghiên cứu trong suốt 7 năm. với hiệu quả là khoảng 31% trong đợt thử nghiệm tại Thái Lan vào năm 2015.
RV144 là sự kết hợp của 2 loại vaccine AidsVax và ALVAC. Đợt thử nghiệm mới sẽ được thực hiện với 5.400 người tại 4 địa điểm ở Nam Phi và kéo dài trong 3 năm. Các nhà nghiên cứu hi vọng đợt thử nghiệm này sẽ giúp họ tìm ra phác đồ áp dụng vaccine hiệu quả để duy trì khả năng ngừa HIV ở mức cao nhất có thể.
9. Cấy ghép tử cung
Các nhà khoa học đã đem đến một hy vọng mới cho những người phụ nữ vì dị tật bẩm sinh hoặc phương pháp điều trị ung thư khiến tử cung không hoạt động nữa. Một phụ nữ Thụy Điển đã sinh một bé trai khỏe mạnh sau khi được cấy ghép tử cung thành công vào tháng năm 2014. Malin Stenberg, 37 tuổi, sinh ra không có tử cung; tử cung hiện cô đang có là do một người bạn đã 61 tuổi của gia đình tặng. Tiến sĩ Mats Brännström tại Đại học Gothenburg, Thụy Điển, đã dẫn đầu một nhóm nghiên cứu quốc tế của các bác sĩ và nhân viên hỗ trợ thực hiện việc cấy ghép. Tiếp bước theo phương pháp này, 4 phụ nữ khác ở Thụy Điển đã sinh con sau khi cấy ghép thành công.
10. Thụ thai bằng mô buồng trứng đông lạnh
Vào giữa tháng 12/2016, một phụ nữ 24 tuổi đã sinh con sau khi được các bác sĩ cấy ghép phôi được thụ tinh từ mô buồng trứng đông lạnh của cô từ khi còn cô nhỏ. Hiện cô đã mất khả năng sinh sản do quá trình hóa trị liệu khiến buồng trứng không hoạt động nữa. Đây là trường hợp người phụ nữ đầu tiên có lưu trữ mô buồng trứng đông lạnh trước tuổi dậy thì, đã sinh con thành công từ chúng.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!