Hợp tác thúc đẩy tăng tốc khử cacbon trong cuộc đua sản xuất chất bán dẫn toàn cầu

Bích Vân-Thứ năm, ngày 20/07/2023 15:17 GMT+7

Hình minh họa

VTV.vn - Schneider Electric ra mắt chương trình hợp tác nhằm tăng cường khả năng tiếp cận và sử dụng năng lượng tái tạo trong công nghiệp sản xuất chất bán dẫn toàn cầu.

Intel, một trong những công ty thiết kế và sản xuất chất bán dẫn hàng đầu thế giới và Applied Materials, Inc., công ty thiết bị bán dẫn và màn hình lớn nhất thế giới là hai nhà tài trợ đầu tiên của Catalyze.

Catalyze là chương trình hợp tác đầu tiên giữa các nhà lãnh đạo hàng đầu trong ngành công nghiệp bán dẫn nhằm giải quyết vấn đề phát thải cacbon trong chuỗi cung ứng. Cùng Schneider Electric, các nhà lãnh đạo của các tập đoàn hàng đầu gồm Intel và Applied Materials sẽ khuyến khích các nhà cung cấp trong hệ sinh thái công nghiệp bán dẫn tham gia chương trình nhằm tăng tốc trong quá trình chuyển đổi chuỗi giá trị sang sử dụng năng lượng tái tạo và hướng đến mục tiêu khử cacbon một cách mạnh mẽ hơn.

"Chương trình hợp tác Catalyze là một ví dụ tuyệt vời về cách các công ty trong các ngành công nghiệp thiết yếu trên toàn cầu có thể hợp tác cùng nhau đẩy nhanh quá trình khử cacbon" – Ông Peter Herweck, Tổng Giám đốc Điều hành Toàn cầu Schneider Electric cho biết.

Chương trình Catalyze nỗ lực hiện thực hoá:

● Kích cầu thị trường năng lượng trên toàn chuỗi giá trị bán dẫn nhằm thúc đẩy triển khai các dự án năng lượng tái tạo;

● Tiên phong khử cacbon trong ngành công nghiệp chất bán dẫn, theo đó thúc đẩy các hành động quan trọng tiếp theo. Các công ty tài trợ sẽ hợp tác trong việc phát triển chương trình - bao gồm xác định các lĩnh vực tập trung và các nhà cung cấp - cũng như khuyến khích các công ty bán dẫn khác tham gia chương trình phát triển bền vững xuyên suốt chuỗi giá trị;

● Mở rộng cơ hội tham gia thị trường mua bán năng lượng tái tạo quy mô lớn (PPA) cho các nhà cung cấp mới;

● Tạo cơ hội cho hàng ngàn nhà cung cấp tiếp cận chương trình thông qua nền tảng công nghệ số, thúc đẩy hành động nhanh chóng và có thể đo lường trong việc khử cacbon trong chuỗi cung ứng;

● Giáo dục các công ty trong chuỗi giá trị bán dẫn về tầm quan trọng của việc phát triển các mô hình hoạt động để sử dụng trong các chương trình chuỗi cung ứng của họ - giải quyết thách thức khử cacbon trong sản xuất.


Sự kiện COP28 kêu gọi doanh nghiệp trên thế giới cần đẩy mạnh sử dụng năng lượng tái tạo, tăng gấp 3 lần công suất sử dụng năng lượng tái tạo vào năm 2030. Trước đó, tại COP26, đã có 40 quốc gia, bao gồm Việt Nam, cam kết loại bỏ điện than - chiếm khoảng 37% tổng điện năng trên thế giới trong năm 2019 - nhiên liệu đóng góp lớn nhất vào biến đổi khí hậu. Điều này thúc đẩy các nhà lãnh đạo doanh nghiệp thế giới nói chung và lãnh đạo trong ngành công nghiệp sản xuất nói riêng buộc phải hợp tác, thúc đẩy sử dụng năng lượng tái tạo nhiều hơn, hiện thực hoá lộ trình tăng trưởng bền vững.

Đây là một nhiệm vụ đầy thách thức do sự phức tạp của toàn bộ chuỗi giá trị, tính sẵn có và độ tin cậy của dữ liệu, cũng như những khó khăn trong việc xác định ranh giới của lượng khí thải nhà kính. Song, theo công bố gần đây, đại diện Intel thông báo công ty đã đạt được 93% điện năng tái tạo trong hoạt động toàn cầu và tiếp tục cam kết đạt được 100% vào năm 2030.

Trong xu thế ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu đang tái cấu trúc, Việt Nam dần tăng cường vị thế ở lĩnh này khi được xếp thứ 3 về xuất khẩu chíp vào Mỹ. Theo đó, ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam có thể tiếp cận và sử dụng năng lượng tái tạo để chủ động hơn trong việc đảm bảo nguồn năng lượng sạch phục vụ sản xuất; tối ưu lợi nhuận và thúc đẩy phát triển bền vững trước thách thức khủng hoảng năng lượng diễn ra toàn cầu.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước