Khi cuộc sống không thể thiếu điện thoại thông minh

Thu Giang (Ban Thời sự)-Thứ tư, ngày 14/11/2018 11:19 GMT+7

VTV.vn - Cho dù bạn đang sống ở đâu, nghề nghiệp là gì, hoàn cảnh sống của bạn thế nào, điện thoại thông minh đã thay đổi rất nhiều khía cạnh của cuộc sống.

"Bạn trai" là cụm từ mà cô Kiều Tây, 21 tuổi dùng để nói về tầm quan trọng của chiếc điện thoại thông minh đối với cuộc sống của mình. Cô là một Vlogger đến từ Bắc Kinh, Trung Quốc. Chiếc điện thoại thông minh đã đưa cô đến gần hơn với 600.000 người hâm mộ trên trang Houshan. Họ xem cô hát, nhảy múa và theo dõi cuộc sống hàng ngày của cô.

Vlogger Kiều Tây cho biết: "Điện thoại thông minh đối với tôi giống như một người bạn trai. Tôi cần nó để mua quần áo, thực phẩm, trả tiền nhà ở và phương tiện đi lại. Điện thoại thông minh cũng đưa tôi đến gần hơn với người hâm mộ của mình, ngay cả khi tôi offline. Điều này rất quan trọng".

Thường xuyên phải lang thang một mình trong các cánh rừng hoang dã, cô Inna Salminen, 27 tuổi, lại coi điện thoại thông minh như một trợ tá đắc lực trong công việc. Là một nhân viên Trung tâm rừng quốc gia Phần lan, cô thường xuyên phải kiểm tra tình trạng các khu rừng ở miền nam.

Inna Salminen nói: "Khi tôi đi làm, điện thoại là một công cụ quan trọng giúp tôi thu thập tất cả các dữ liệu về môi trường. Nhưng ngoài ra, điện thoại thông minh còn là một thiết bị điều hướng, nó cũng giúp tôi cảm thấy an toàn, tôi sử dụng ứng dụng có tên là 112. Ứng dụng sẽ giúp các nhân viên cứu hộ định vị được vị trí của tôi trong trường hợp tôi bị lạc".

Nhưng không chỉ đơn giản là một vật dụng hữu ích cho công việc, điện thoại thông minh còn là một công cụ học tập hiệu quả. Imelda Mumbi, học sinh Kenya, 13 tuổi, nói: "Có rất nhiều thứ mà bọn em không được học ở trường. Vì vậy, khi sử dụng điện thoại thông minh, em có thể nạp thêm kiến thức. Nếu có thắc mắc gì, em có thể tìm lời giải đạp trên ứng dụng Eneza".

Còn đối với những người di cư từ Honduras đang theo đuổi giấc mơ Mỹ như anh Enger Alexis điện thoại thông minh là thứ duy nhất giúp anh giữ liên lạc với người thân ở quê nhà dù ngàn dặm cách trở.

Anh Enger Alexis, người di cư từ Honduras, cho biết: "Với điện thoại thông minh, tôi có thể báo cho gia đình là tôi vẫn ổn, tôi vẫn đang tiếp tục hành trình đến Mỹ và điều đó khiến họ yên tâm và cảm thấy hạnh phúc".

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước