Công ty chủ quản của Facebook cho biết sẽ tuân thủ quyết định của CMA mặc dù bày tỏ thất vọng trước quyết định này.
Trước đó, vào tháng 11/2021, CMA đã ngăn chặn Meta mua lại Ghiphy với lý do thương vụ được cho là có giá trị lên tới 400 triệu USD này có thể làm giảm khả năng sáng tạo trong thị trường quảng cáo hình ảnh động. CMA lo ngại rằng, thương vụ mua lại Giphy của Meta có thể gây hại cho người dùng mạng xã hội và công ty quảng cáo tại Vương quốc Anh. Ngoài ra, theo CMA, việc Meta mua lại Giphy sẽ làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các nền tảng mạng xã hội và thương vụ này thực chất đã loại bỏ tiềm năng thách thức của Giphy đối với các đối thủ trong thị trường quảng cáo.
Một ủy ban đã kết luận rằng, Facebook sẽ có khả năng tăng đáng kể quyền lực thị trường so với các nền tảng mạng xã hội khác bằng cách từ chối hoặc hạn chế khả năng tiếp cận ảnh động GIF trên Giphy. Điều này sẽ dẫn đến việc tăng lưu lượng người dùng hướng đến các ứng dụng Facebook, WhatsApp và Instagram - vốn đã chiếm tới 73% thời gian sử dụng mạng xã hội của người dùng tại Anh. Theo CMA, Meta có thể thay đổi điều khoản truy cập để tư lợi, ví dụ như yêu cầu TikTok, Twitter hay Snapchat cung cấp thêm dữ liệu người dùng để có thể sử dụng ảnh GIF từ Giphy.
Meta cho biết công ty không đồng ý với quyết định này và đã kháng cáo.
Trong quyết định mới nhất ngày 18/10, CMA không thay đổi quan điểm. Theo ông Stuart McIntosh, người đứng đầu cơ quan điều tra độc lập, thỏa thuận này sẽ làm giảm đáng kể sự cạnh tranh ở hai thị trường cả Anh và Mỹ. Ông khẳng định, Meta bán lại Giphy là giải pháp duy nhất.
Đức tăng cường giám sát Meta VTV.vn - Đức mới đây đã đưa Meta, công ty sở hữu các mạng xã hội Facebook, WhatsApp, Instagram, vào diện cần giám sát chặt chẽ về khả năng có hoạt động cạnh tranh không lành mạnh.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!