Trong 2 năm vừa qua, thế giới đã thay đổi hoàn toàn và nhiều tổ chức, doanh nghiệp đã gặp không ít khó khăn trong việc duy trì hoạt động kinh doanh. Phần lớn trong số họ hoàn toàn bị động trước những đợt giãn cách xã hội khiến mọi giao dịch bị gián đoạn đột ngột, việc hội họp với đồng nghiệp và khách hàng bị ngưng trệ và dần được phân tán trên nhiều công cụ cộng tác khác nhau như zalo, viber, slack... dẫn đến những thách thức khó khăn về vấn đề bảo mật, đồng bộ và quản lý thông tin dữ liệu.
Tuy nhiên, một số các tổ chức, doanh nghiệp trên thế giới đã không bị ảnh hưởng hoặc nhanh chóng thích nghi trước những tác động từ đại dịch. Họ là những doanh nghiệp tiên phong và đón đầu xu hướng đổi mới cũng như chuyển đổi các phương thức làm việc từ truyền thống sang hiện đại và linh hoạt. Công nghệ đã hỗ trợ họ đảm bảo tính liên tục trong mọi hoạt động giao dịch, kết nối nhân viên và khách hàng, đồng thời cho phép họ thích ứng nhanh nhạy trong một môi trường không ngừng biến đổi. Khả năng đổi mới này cũng cho phép họ phục hồi nhanh hơn sau khủng hoảng, đồng thời duy trì và cải thiện hiệu suất.
Giãn cách nhưng không gián đoạn
Techcombank đã sớm đưa vào ứng dụng các xu hướng và công nghệ tiên phong trên thế giới để nâng cao năng suất và trải nghiệm cho nhân viên và khách hàng. Ngân hàng đã chuyển đổi và xây dựng một phương thức làm việc theo hướng hiện đại, linh hoạt với mô hình làm việc Agile.
Khi đại dịch COVID-19 bùng phát lần đầu tiên tại Việt Nam, nhân viên của Techcombank nhanh chóng "thích nghi" chuyển sang mô hình làm việc từ xa trong các đợt giãn cách xã hội. Mọi kết nối, trao đổi và hội họp giữa các nhân viên và với khách hàng đều được triển khai một cách thông suốt. Ngoài ra, trước sự bất ổn lâu dài từ đại dịch, ban lãnh đạo Techcombank đã quyết định đẩy nhanh kế hoạch triển khai các dự án đổi mới tiếp theo trong tiến trình chuyển đổi số để tăng cường hơn nữa trải nghiệm cho nhân viên, nâng cao chất lượng dịch vụ và hiệu quả kinh doanh.
"Techcombank đã thành công khi áp dụng Agile trong các sáng kiến, chiến lược và hoạt động kinh doanh hằng ngày. Nhưng trước đại dịch COVID-19, Agile một lần nữa yêu cầu chúng tôi phải hợp tác với nhau ở mức độ cao hơn với 12.000 Techcomers trên toàn quốc, kết nối được với nhau một cách hiệu quả và an toàn, do đó Microsoft 365 sẽ là một công cụ hữu ích hỗ trợ chúng ta kết nối, cộng tác dễ dàng và linh hoạt hơn. Với sự chuẩn bị kĩ càng mọi mặt và sự linh hoạt, Techcombank đảm bảo phuc vụ khách hàng liên tục và hoạt động kinh doanh được ổn định" - ông Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc Khối công nghệ, Techcombank cho biết.
Tiết kiệm 25% thời gian làm việc cho nhân viên
Với Microsoft 365, Techcomers sẽ chỉ cần sử dụng một nền tảng All-in-one duy nhất cho mọi nhu cầu công việc hằng ngày, từ giao dịch email, xắp sếp lịch làm việc, tổ chức hội họp, trao đổi, chia sẻ thông tin giữa các đội nhóm….Microsoft 365 bao gồm các ứng dụng cơ bản như email, lịch làm việc, cộng tác trao đổi, các ứng dụng văn phòng Word, Excel, Powerpoint, v.v. nhưng được tích hợp công nghệ AI với vô vàn những tính năng phân tích thông minh như trợ lý Microsoft Viva, giúp nhân viên Techcombank tìm được các tài liệu và nội dung liên quan cho các cuộc họp; chủ động đưa ra những gợi ý sử dụng hiệu quả thời gian dựa trên những biểu đồ phân tích khối lượng công việc trong tuần; và đặc biệt là đồng bộ toàn bộ dữ liệu email, lịch làm việc, thông tin liên lạc trên các thiết bị theo thời gian thực và dễ dàng có thể xóa sạch dữ liệu trên một thiết bị bị mất từ xa để bảo vệ thông tin cá nhân.
Khi xu hướng làm việc trực tuyến đang ngày càng trở nên phổ biến, thậm chí sau khi đại dịch COVID-19 chấm dứt, những nguy cơ và rủi ro bảo mật cũng không ngừng gia tăng. Spam email đang là vấn đề đau đầu đối với nhiều người dùng và thực sự nguy hiểm khi chúng ta vẫn thường mở và nhấp vào các đường link bên trong một cách vô thức, khiến thông tin bị đánh cắp và dữ liệu bị mất sạch. Nhưng Microsoft 365 Spam Mail sẽ giảm những rủi ro này đến 99,99%, từ đó góp phần đảm bảo sự an toàn thông tin và dữ liệu cho toàn bộ nhân viên Techcombank.
Việc triển khai Microsoft 365 với ứng dụng cộng tác Microsoft Teams đã gia tăng đáng kể hiệu suất công việc cho toàn bộ nhân viên ngân hàng. Các nhân viên Techcombank cho biết họ dễ dàng kết nối và trao đổi công việc với đồng nghiệp mọi lúc mọi nơi mà không phải bận tâm lưu trữ lại tài liệu hay nội dung cuộc họp bởi thông tin đã tự động được lưu trữ và đồng bộ trên mọi thiết bị. Ngoài ra, dung lượng lưu trữ cá nhân OneDrive của Microsoft 365 là rất lớn, lên đến 1TB, tạo sự thoải mái và thuận lợi cho Techcomers lưu trữ dữ liệu. So với những công cụ cộng tác trước kia, Techcomers cho biết họ đã tiết kiệm được 25% thời gian mỗi ngày với ứng dụng Microsoft Teams.
Ngày nay, khi công nghệ ngày càng phổ biến và trải nghiệm khách hàng phụ thuộc rất lớn đến hàm lượng công nghệ cũng như tốc độ triển khai các giải pháp số, mọi tổ chức và doanh nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ, tài chính và ngân hàng cần phải xây dựng cho mình một nền tảng linh hoạt, hiện đại, và đồng bộ, chứ không đơn giản là việc áp dụng một vài ứng dụng công nghệ số đơn lẻ khi phát sinh nhu cầu.
Ông Phùng Việt Thắng, Giám đốc Kinh doanh, Microsoft Việt Nam, cho biết: "Công nghệ đang đóng một vai trò quan trọng, không chỉ hỗ trợ thúc đẩy doanh nghiệp phát triển mà còn tạo ra sự khác biệt và bứt phá trên thị trường. Microsoft tự hào khi được trở thành đối tác chuyển đổi và số hóa phương thức làm việc mới của Techcombank. Chúng tôi tin rằng Microsoft 365 không chỉ tạo ra một ứng dụng All-in-one mà sẽ tạo ra cả một hệ sinh thái cho hơn 12.000 nhân viên Techcombank và góp phần đem lại sự thành công hơn nữa cho chiến lược Cloud First của ngân hàng".
Vừa qua, Techcombank là ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân duy nhất có tên trong top 10 thương hiệu mạnh Việt Nam 2021 với các tiêu chí là chỉ số đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, tái cấu trúc doanh nghiệp, mô hình quản trị doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu của thị trường và bối cảnh mới. Techcombank hiện cũng là một điểm đến hấp dẫn của nhân sự với nhiều năm liền được các tổ chức vinh danh "Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam và châu Á".
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!