Tội phạm dễ dàng sa lưới FBI nhờ ứng dụng mã hóa "nằm vùng"

Nguyễn Mai-Thứ tư, ngày 16/06/2021 14:18 GMT+7

VTV.vn - Các tổ chức tội phạm đã sử dụng chính ứng dụng của FBI mà không hay biết, do đó dễ dàng bị các cơ quan chức năng theo dõi và sa lưới.

Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) vừa tiết lộ một thông tin gây chấn động, đó là cơ quan này và một số tổ chức an ninh quốc tế đã phát triển một ứng dụng mã hóa để "nằm vùng" theo dõi nhiều băng nhóm tội phạm trên thế giới. Và điều mà ít ai ngờ tới là các tổ chức tội phạm đã sử dụng chính ứng dụng của FBI mà không hay biết, từ đó dễ dàng bị các cơ quan chức năng theo dõi và sa lưới.

Dù là những tên trộm sử dụng xe tốc độ cao để chạy trốn hồi đầu thế kỷ 20 hay những hacker và nhóm khủng bố dùng ứng dụng mã hóa nhằm che giấu liên lạc vào thế kỷ 21, tội phạm luôn tìm cách lợi dụng công nghệ để lẩn tránh lực lượng hành pháp. Các tổ chức tội phạm lớn những năm gần đây có một ứng dụng hết sức bảo mật là ứng dụng nhắn tin mã hóa có tên Anom, được chúng sử dụng để liên lạc với nhau và lên kế hoạch gây án, từ buôn ma túy cho đến giết người.

Thực chất, Anom được phát triển và vận hành bí mật bởi FBI. Trong 3 năm qua, Cục Điều tra liên bang Mỹ và Cảnh sát Liên bang Australia đã "nằm vùng" trong ứng dụng này và chờ thời cơ "cất vó".

Tuần trước, FBI đã đáp trả với hai chiến thắng quan trọng. Đầu tiên là thu hồi phần lớn khoản tiền chuộc bằng Bitcoin trị giá 4 triệu USD trong vụ tấn công hệ thống đường ống dẫn dầu Colonial Pipeline, sau đó là hé lộ chiến dịch nằm vùng Trojan Shield kéo dài nhiều năm khiến hàng nghìn nghi phạm sử dụng ứng dụng nhắn tin mã hóa do cơ quan này vận hành. Hơn 800 nghi phạm đã bị bắt tại hơn 10 quốc gia.

Tội phạm dễ dàng sa lưới FBI nhờ ứng dụng mã hóa nằm vùng - Ảnh 1.

Thứ trưởng Tư pháp Lisa Monaco thông báo thu hồi phần lớn tiền chuộc vụ tấn công hệ thống đường ống dẫn dầu Colonial Pipeline (Ảnh: New York Times)

"Những tên tội phạm sử dụng những thiết bị được mã hóa cứng này tin rằng chúng đang bí mật lên kế hoạch cho tội ác và nằm ngoài tầm ngắm của cơ quan thực thi pháp luật. Nhưng trên thực tế, FBI đang theo dõi những cuộc trò chuyện đó" - ông Randy Grossman, luật sư tại South California, Mỹ cho biết.

Đây không phải lần đầu các cơ quan pháp luật sử dụng ứng dụng nhắn tin để triệt phá băng nhóm tội phạm. Năm 2020, các cơ quan hành pháp tại châu Âu đã xâm nhập ứng dụng nhắn tin mã hóa EncroChat, bắt giữ hàng trăm tên tội phạm.

Công ty an ninh Recorded Future ước tính, trong năm 2020, cứ 8 phút lại xảy ra một vụ tấn công ransomware tại Mỹ, đòi tiền chuộc bằng Bitcoin. Chính vì thế, các cơ quan hành pháp hiện nay sẵn sàng làm mọi cách để theo kịp tội phạm, mở ra ngành công nghiệp chuyên truy xuất dữ liệu liên lạc của các nghi phạm.

Cellebrite - một công ty của Israel chuyên về phân tích dữ liệu thiết bị di động cho biết, doanh thu của họ đã tăng 38% trong quý đầu năm nay, lên mức 53 triệu USD trong bối cảnh ngày càng nhiều cơ quan cảnh sát mua công cụ xâm nhập điện thoại nghi phạm.

FBI không khuyến khích các tổ chức trả tiền chuộc cho tin tặc FBI không khuyến khích các tổ chức trả tiền chuộc cho tin tặc

VTV.vn - Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) không khuyến khích các tổ chức trả tiền chuộc cho tin tặc vì cho rằng không có gì đảm bảo sẽ không có các vụ tấn công tiếp theo.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước